Giáo viên lớp ghép mầm non ở vùng khó cần thêm động lực từ chính sách

Hà Linh | 29/05/2022, 06:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đa phần “cắm chốt” tại các điểm bản khó khăn, vất vả và xa xôi nhất, giáo viên mầm non dạy lớp ghép còn phải “đóng” đủ các “vai”. Bởi “trăm dâu đổ đầu tằm” nên họ cần thêm động lực để gắn bó, cống hiến lâu dài.

“Ở các lớp học ghép lứa tuổi mầm non, số trẻ trong một lớp đông, nhiều độ tuổi khác nhau mà chỉ có 1 cô giáo. Rồi sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trò, giữa trẻ và trẻ (do khác dân tộc) khiến quá trình chăm sóc, giáo dục gặp nhiều khó khăn”, ông Chùy cho hay.

Mỗi lớp ghép thường khá đông học sinh các độ tuổi, song chỉ bố trí được 1 giáo viên.

Cần sự “đãi ngộ” tương xứng

Thông tin từ ngành Giáo dục Điện Biên, do đặc thù của địa phương miền núi, dân cư sống rải rác nên các trường mầm non được phẩn bổ rộng khắp trên toàn địa bàn. Tính đến tháng 5/2021, địa phương này có 166 trường mầm non công lập, 856 điểm trường lẻ, với tổng số trên 60.700 trẻ theo học. Trong đó, có tới 898/1.824 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép (chiếm gần 50%).

Theo phân tích, hiện nay địa phương này còn thiếu hơn 1.000 giáo viên mầm non. Bởi vậy, hầu hết số giờ làm việc của giáo viên hiện tại đều vượt quá định mức quy định của Bộ GD&ĐT, đa phần phải làm ngoài giờ hoặc vào ngày nghỉ. Một số điểm trường vùng khó khăn chủ yếu 1 giáo viên/1 lớp. Do đó, các cô cùng lúc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: Chăm sóc, quản lý, giáo dục...

Còn theo chia sẻ của cô Trần Thị Tâm, trên thực tế, hiện nay mỗi giáo viên lớp ghép tại Trường Mầm Non Na Cô Sa đang hưởng chế độ hỗ trợ thêm là hơn 400 nghìn đồng/tháng. Điều này chưa tương xứng với công sức, thời gian bỏ ra, nên các cô có phần thiệt thòi.

“Để giảm bớt một phần vất vả cho giáo viên dạy lớp ghép ở điểm bản, từ năm ngoái đến nay nhà trường đã vận động địa phương, bà con nhân dân cùng đóng góp công sức, hỗ trợ trong việc nấu ăn, sắp xếp, dọn dẹp... Tuy nhiên, về lâu dài, chúng tôi mong muốn sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực bằng những chế độ, chính sách cụ thể hơn, để tạo thêm nguồn động lực giúp các cô tiếp tục gắn bó lâu dài với giáo dục vùng khó”, cô Tâm chia sẻ.

Nhiều giáo viên mầm non dạy lớp ghép ở vùng khó mong muốn được quan tâm nâng mức hỗ trợ.

Vừa qua, tại cuộc làm việc với đoàn công tác của Bộ GD&ĐT về việc khảo sát xây dựng Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em mẫu giáo và Đề án Phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2023 – 2030, ngành Giáo dục Điện Biên cũng đã có đề xuất, kiến nghị liên quan đến nội dung này.

“Bên cạnh kiến nghị với Đảng, Chính phủ ưu tiên ngân sách, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, nhà công vụ cho giáo viên vùng khó, các chính sách hỗ trợ cho học sinh và giáo viên. Đối với Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành liên quan, Điện Biên cũng kiến nghị tham mưu với Chính phủ nâng mức hỗ trợ cho giáo viên mầm non dạy ở lớp mẫu giáo ghép, dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số…”, bà Lò Thị Thời, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho hay.

Trong giai đoạn 2015 - 2021, tỷ lệ huy động trẻ ra học tại các cơ sở giáo dục mầm non tại Điện Biên tăng nhanh. Đặc biệt với trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ đạt 45,2%, mẫu giáo đạt 99,6%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,9%. 100% nhóm, lớp được học 2 buổi/ngày, 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển, đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần...
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giao-vien-lop-ghep-mam-non-o-vung-kho-can-them-dong-luc-tu-chinh-sach-hJaf0i97R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giao-vien-lop-ghep-mam-non-o-vung-kho-can-them-dong-luc-tu-chinh-sach-hJaf0i97R.html
Bài liên quan
Đổi mới chất lượng giáo dục mầm non vùng khó Gia Lai
Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên lớp ghép mầm non ở vùng khó cần thêm động lực từ chính sách