Giáo viên phát huy sáng tạo với chương trình Giáo dục mầm non mới

Toán - Đức | 14/09/2022, 06:32
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chương trình Giáo dục mầm non mới đã có tính kế thừa, lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động và phát huy được tính tích cực của trẻ.

Theo cô Ninh, với giáo dục vùng khó, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhóm trẻ mới ra lớp, các bé gần như chưa thông thạo Tiếng Việt dẫn đến dễ bất đồng về ngôn ngữ khi giao tiếp. Vì vậy, đối với yêu cầu của Chương trình GDMN mới đòi hỏi cần có thời gian và linh hoạt theo vùng miền, địa phương.

Trường Mầm non Nhi Sơn là nơi nuôi dạy, chăm sóc trẻ em người đồng bào dân tộc Mông chiếm tới 98%, còn lại là con em các dân tộc khác. Hiện nay, nhà trường chỉ có 2 trong tổng số 22 giáo viên là người bản địa. Vì vậy, để khắc phục tình trạng bất đồng về ngôn ngữ giữa cô và trò cũng như công tác trao đổi, phối kết hợp với cha mẹ trẻ, giáo viên phải trau dồi thêm tiếng bản địa.

Giáo viên phát huy sáng tạo với chương trình Giáo dục mầm non mới ảnh 2

Trẻ vui Trung thu tại Trường Mầm non Nhi Sơn (Mường Lát, Thanh Hóa).

Ngoài ra, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng học tập cũng là thách thức không nhỏ đối với các trường vùng khó. Trường Mầm non Nhi Sơn có 5 điểm trường nhưng đang gặp tình trạng “thiếu trong thừa”. Cụ thể là, thừa phòng học xuống cấp nhưng lại thiếu phòng học kiên cố, đảm bảo.

Tại điểm trường chính hiện nay của nhà trường có 3 nhóm tuổi đang phải học ghép lớp do thiếu phòng học. Bên cạnh đó, đồ chơi ngoài trời cho trẻ vẫn là một thách thức không nhỏ, đặc biệt là ở các điểm trường lẻ.

Cũng theo cô Ninh, những năm qua các cấp, ngành, chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đối với bậc học mầm non. Tuy nhiên, đối với phụ huynh, sự quan tâm về giáo dục mầm non vẫn chưa thực sự nhiều.

Một số gia đình vẫn chưa định hình hết tầm quan trọng của bậc học mầm non. Khi trẻ đến trường ngoài được vui chơi, các bé còn được trau dồi những kỹ năng, ứng xử trong giao tiếp và là tiền đề để bước vào lớp 1...

“Chúng tôi mong muốn có thể chuyển tải được thông điệp của bậc học tới cộng đồng, phụ huynh để có được sự cảm thông và đồng hành. Từ đó, giúp đội ngũ nhà giáo có thêm động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, cô Ninh nói.

Cũng như Trường Mầm non Nhi Sơn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ cũng là khó khăn hiện nay của cô và trò Trường Mầm non Tam Văn.

Theo cô Hằng - Hiệu trưởng nhà trường, trong số 3 điểm trường hiện nay, điểm trường đặt tại bản U có gần 90 trẻ theo học. Tuy nhiên, các phòng học được xây dựng từ những năm 2000 đều đã xuống cấp, bong tróc gây mất thẩm mỹ và an toàn cho trẻ, nhưng hiện nhà trường vẫn chưa có kinh phí để sửa sang.

“Chương trình GDMN có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá sự phát triển của trẻ. Chương trình bao gồm những nội dung cơ bản, cốt lõi và có tính linh hoạt, mềm dẻo, làm cơ sở cho việc lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể và phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ”, bà Nguyễn Thị Thúy - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Lát , tỉnh Thanh Hóa, nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-phat-huy-sang-tao-voi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non-moi-post607750.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-phat-huy-sang-tao-voi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non-moi-post607750.html
Bài liên quan
Giáo viên vùng khó phập phồng lo chốn an cư
Số lượng nhà công vụ giáo viên hiện chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng xuống cấp sau 10 - 15 năm sử dụng...

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên phát huy sáng tạo với chương trình Giáo dục mầm non mới