Giúp trẻ tự tin khi phát biểu trước đám đông

Vân Huyền | 27/07/2022, 18:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Nói trước đám đông có thể khiến trẻ cảm thấy sợ. Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để giúp trẻ tự tin hơn khi phát biểu trước đám đông.

1. Chọn đam mê

Mọi người thường được chọn những gì họ nói trong một bài phát biểu, ngay cả khi điều đó có nghĩa là sắp xếp lại một chủ đề để phù hợp với những gì họ muốn. Nếu chọn nói về điều trẻ thực sự quan tâm, dù đó là trò chơi điện tử, trẻ cũng sẽ thực sự muốn nói về điều đó hơn.

2. Hiểu khán giả

Nói trước công chúng, về cốt lõi, là một kiểu trò chuyện kỳ ​​lạ giữa người nói và khán giả. Nếu biết khán giả của mình - những người có khả năng xuất hiện ở dưới khán đài, hoặc ít nhất là kiểu người sẽ có mặt, sẽ làm giảm sự hồi hộp. Từ đó, có thể giúp trẻ giảm căng thẳng. Ngoài ra, việc biết về khán giả cũng sẽ giúp trẻ chuẩn bị bài phát biểu phù hợp hơn với hoàn cảnh.

noi-truoc-dam-dong1.jpg

3. Thực hành để trở nên hoàn hảo

Thực hành là việc vô cùng cần thiết để tạo ra một bài phát biểu hay. Khi chuẩn bị một bài phát biểu, chúng ta thường dành phần lớn thời gian để suy nghĩ về những từ thực tế sẽ nói. Tuy nhiên, đây thường không phải là điều mà khán giả thực sự quan tâm. Khán giả thực sự chú ý nhiều hơn đến cách trẻ trình bày bản thân. Việc luyện tập giúp trẻ cảm thấy quen thuộc hơn với nội dung, giảm căng thẳng khi bước lên sân khấu.

4. Hình dung căn phòng

Lo lắng là sự sợ hãi về một điều gì đó mà chúng ta tin rằng sẽ xảy ra. Một trong những cách tốt nhất để vượt qua sự lo lắng khi nói trước đám đông là thực sự suy nghĩ về những gì có thể xảy ra trong tương lai.

5. Chuyển hướng căng thẳng

Thật không may, mặc dù chúng ta có thể hạn chế sự lo lắng khi nói trước đám đông, nhưng nó thường không bao giờ thực sự biến mất. Trong khi nhiều người coi đây là một bất lợi, thì thực sự không phải vậy.

Một chút căng thẳng thực sự có thể là điều tốt. Đó là một động lực tuyệt vời, giúp trẻ tập trung. Đồng thời, mang lại cho trẻ sự nhiệt tình.

noi-truoc-dam-dong2.jpeg

6. Lắng nghe phản hồi

Mẹo cuối cùng là lắng nghe cẩn thận bất kỳ phản hồi nào trẻ nhận được. Sau đó, khuyến khích trẻ áp dụng lời khuyên vào lần phát biểu sau. Phản hồi mang tính xây dựng, vạch ra những sai lầm và giúp trẻ khắc phục lỗi trong tương lai.

Bài liên quan
Làm sao dạy trẻ cách quản trị cảm xúc?
Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc có lẽ là vấn đề thường được người lớn cho rằng chưa cần thiết và vì thế có thể chưa được cha mẹ thử áp dụng hay thực hiện đúng cách.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giúp trẻ tự tin khi phát biểu trước đám đông