Chính vì thế, anh và các đồng nghiệp thường có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ, sẻ chia với vất vả của thầy cô giáo nơi đây. Tác phẩm “Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc” là một trong số đó.
Tác giả Nguyễn Văn Ba (thứ 2 từ trái sang) và các đồng nghiệp tác nghiệp tại vùng cao. Ảnh: NVCC. |
Nhà báo Nguyễn Văn Ba, Ban Khoa giáo – Đài Truyền hình Việt Nam, cho biết kể từ năm 2018 đến 2022, năm nào anh và đồng nghiệp cũng gửi tác phẩm dự thi Giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”. Tại Giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” lần thứ Nhất vào năm 2018, tác phẩm “Thay lời tri ân – Người thầy” của nhóm tác giả Ban Khoa giáo – Đài truyền hình Việt Nam đạt giải B ở loại hình báo Truyền hình. Kể từ đó, năm nào anh và các đồng nghiệp cũng có giải.
Dù vậy, năm nào khi hay tin đạt giải, anh Văn Ba cho biết cũng cảm thấy hạnh phúc không chỉ vì có giải thưởng mà còn còn vì những đóng góp thầm lặng của những người làm phim về giáo dục đã chạm đến trái tim của khán giả và Ban Giám khảo. Các tác phẩm cũng góp phần lột tả những cống hiến của các thầy cô giáo ở mọi miền Tổ quốc dành cho ngành Giáo dục.
Theo anh Văn Ba, Giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” đã góp phần giúp những nhà báo như anh và đồng nghiệp có thêm động lực để đóng góp những câu chuyện, tiếng nói trách nhiệm với ngành Giáo dục.
“Trách nhiệm của chúng tôi đầu tiên là viết mô tả chân thực nhất về đời sống giáo dục. Cám ơn Ban tổ chức Giải đã giúp chúng tôi làm tốt hơn điều đó”, anh Văn Ba cho hay.
Tại Giải Báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018, 43 tác phẩm đạt giải, trong đó có 4 Giải A, 8 Giải B, 11 Giải C và 20 Giải Khuyến khích, 1 giải đặc biệt được ban giám khảo bình chọn từ 4 giải Nhất của 4 loại hình báo chí.
Những tác phẩm đã khắc họa sống động những tấm gương nhà giáo đã có sự hy sinh thầm lặng, tận tụy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Trong đó có gương những nhà giáo ban ngày đi dạy, ban đêm đi đánh cá để nuôi học trò; có gương sáng ngời của những nhà giáo “tóc đã điểm sương”, tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn dạy trẻ khuyết tật, gương những nhà giáo vượt qua sự kỳ thị của xã hội để dạy trẻ nhiễm HIV…