Sau khi clip được chia sẻ, cơ quan chuyên môn của quân đội đang truy tìm dấu vết của tài khoản Facebook đăng clip xuyên tạc này.
Hiệu trưởng Nguyễn Anh Tuấn cho biết trường là nạn nhân trong vụ việc này khi thông tin bị thêu dệt và lan truyền quá sức tưởng tượng. Điều này ảnh hưởng đến nhà trường, tâm lý sinh viên. "Trường đã cử chuyên gia tâm lý liên lạc với gia đình để hỗ trợ sinh viên" – ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng cho biết riêng bản thân ông sau vụ việc nhận được nhiều tin nhắn khủng bố.
Đại tá Hà Công Chờ thông tin vụ việc
Đại tá Nguyễn Tiến Sơn cho biết chỉ có 1 clip liên quan sự việc. "Clip có hình khiêng người đi là hoàn toàn không xảy ra, đây là clip xuyên tạc, không có thật" – đại tá Sơn khẳng định.
Đại tá Sơn cho biết tới đây, khi sinh viên đến học giáo dục quốc phòng sẽ có buổi tập huấn kiến thức vế an ninh mạng.
Đại tá Hà Công Chờ khẳng định vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của 2 đơn vị. "Từ hình ảnh đơn thuần trong đời sống sinh viên đã bị đẩy lên một cách sai lệch. Đây là khu cho sinh nữ nên không hề có chuyện xâm hại xảy ra" – đại tá Chờ khẳng định.
Trường Quân sự quân khu 7 hiện có khoảng 3.000 sinh viên theo học giáo dục quốc phòng và an ninh. Ông Nguyễn Tiến Sơn cho biết HUFLIT đã có hơn 20 năm tổ chức cho sinh viên học tại Trường Quân sự quân khu 7.
"Chúng tôi gửi sinh viên đến trường quân sự quân khu 7 là gửi tròn trách nhiệm" - hiệu trưởng Trường HUFLIT khẳng định.