Nhưng năm nay, Hiệu chỉ nhập hơn 20 chiếc iPhone 15, đủ bán trong ba ngày đầu, sau đó không nhập thêm. "Tiếp theo sẽ phải chờ diễn biến từ thị trường chính hãng xem liệu có thiếu hàng hay không", anh Hiệu nói.
Một số điểm bán khác thì cho rằng, đây là giai đoạn biến động nhất của thị trường và giá sẽ được điều chỉnh liên tục theo ngày, thậm chí theo giờ. Sau giai đoạn này, không loại trừ khả năng giá iPhone 15 Pro Max sẽ có đợt tăng nhẹ nếu phân khúc chính hãng thiếu hàng, buộc những người có nhu cầu phải tìm đến hàng xách tay.
Bộ bốn iPhone 15 chính hãng sẽ đến tay người dùng Việt sớm nhất vào thứ Sáu tuần này. Hầu hết đại lý, bao gồm cả Apple Store Online, đều rơi vào tình trạng "cháy hàng" nhiều mẫu 15 Pro Max. Những người đặt chậm sẽ phải chờ đến cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11, khi đợt hàng tiếp theo được nhập về.
iPhone xách tay thường là hàng nhập lậu
Mỗi lần iPhone chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, và trước khi thị trường trong nước chính thức bán ra hàng chính hãng, iPhone xách tay thường được các thương nhân nhập số lượng nhiều từ thị trường Singapo và Thái Lan về để phục khách nội địa.
Hàng xách tay thường được xem là hàng nhập lậu vì không đóng thuế nhập khẩu và không có tờ khai hải quan, không tem mác nhập khẩu… khi cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị tịch thu tang vật để phục vụ điều tra và sẽ tiêu hủy nếu vi phạm. Người bán còn bị phạt rất nặng hoặc có thể đối mặt với tù tội.
Đánh trúng tâm lý thích sính ngoại, và là người sở hữu đầu tiên sản phẩm hàng hóa có thương hiệu của nhiều người tiêu dùng, trên thị trường không chỉ mặt hàng điện thoại iPhone, mà rất nhiều mặt hàng được công khai bán ra ở nội địa dưới vỏ bọc “xách tay”, đặt biệt là các mặt hàng nổi tiếng có giá trị.
Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội). Hàng hóa xách tay từ nước ngoài về Việt Nam không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như sau: Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng; Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định pháp luật; Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép); Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định; Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật. Như vậy, những mặt hàng “tự phong” có nguồn gốc nước ngoài, hàng xách tay, hàng cũ 99,9... hiện đang được nhiều thương nhân bán trực tiếp tại các cửa hàng cửa hiệu, hoặc bán hàng online có thể là những mặt hàng tiêu dùng đã sử dụng; hàng hóa nhập lậu…
Từ phân tích trên có thể nhận định, sản phẩm điện thoại iPhone 15 xách tay được nhiều thương nhân bày bán công khai tại cửa hàng cửa hiệu, hoặc bán hàng online tại thị trường nội địa, nếu không có tem mác nhập khẩu, tờ khai hải quan, đóng thuế nhập khẩu…. là hàng hóa nhập lậu.
Hiện trên các tuyến phố ở Hà Nội và các tỉnh thành không khó bắt gặp việc bày bán công khai các sản iPhone xách tay, nhưng vì sao lực lượng Quản lý thị trường và cơ quan 389 vẫn không thể triệt xóa? Có lẽ có những lý do mà chỉ người trong ngành mới hiểu ?