Không phải ai có ngực sần sùi là nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn.
6. Ung thư vú luôn biểu hiện dưới dạng khối u
Khi kiểm tra vú, nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng chỉ nên tìm các cục u. Tuy nhiên, bác sĩ Unnati cảnh báo có những thay đổi khác ở vú cần lưu ý, gồm:
- Thay đổi vùng da ở vú (đổi màu, mẩn đỏ, kích ứng hoặc đóng vảy, cộm lên hoặc lõm xuống)
- Thay đổi hình dạng hoặc kích thước vú
- Đau bầu ngực hoặc núm vú
- Tiết dịch từ núm vú
- Sưng dưới nách hoặc xung quanh xương quai xanh
Chuyên gia khuyên mọi người phải đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy sự thay đổi để được đánh giá toàn diện.
7. Chụp X-quang tuyến vú làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Bà Unnati bác bỏ ý kiến chụp X-quang tuyến vú khiến cơ thể tiếp xúc với quá nhiều bức xạ dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú.
“Đúng là bức xạ được sử dụng trong chụp X-quang tuyến vú nhưng số lượng này rất nhỏ để xảy ra bất kỳ rủi ro nào hoặc có cũng rất nhỏ so với lợi ích phòng ngừa từ việc thực hiện phương pháp kiểm tra này”, nữ bác sĩ nói.
Theo chuyên gia, chụp X-quang tuyến vú có thể giúp phát hiện các khối u trước khi sờ thấy hoặc phát hiện theo cách khác. Các khối u được phát hiện càng sớm thì cơ hội có kết quả tích cực càng cao.
8. Tất cả khối u đều là ung thư
Bác sĩ giải thích khối u không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy bị ung thư vú. Khoảng 80% khối u ở vú là do các thay đổi lành tính, u nang hoặc các bệnh lý khác. “Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện một khối u, bạn cần phải được bác sĩ kiểm tra cho chắc chắn”, bà Unnati nói thêm.