Kiểm định chất lượng - nhiều vấn đề đặt ra

08/09/2023, 06:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hiện phần lớn cơ sở giáo dục đại học đạt kiểm định; tuy nhiên, còn nhiều tiêu chí mức chất lượng thấp.

Cùng quan điểm, TS Phạm Thị Tuyết Nhung nhấn mạnh, để xây dựng văn hóa chất lượng bên trong, sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt giảng viên có vai trò then chốt trong quá trình duy trì, cải tiến chất lượng.

Ví dụ, bộ tiêu chí kiểm định của Hoa Kỳ hiện nay yêu cầu cơ sở giáo dục cung cấp minh chứng các giảng viên tham gia hoạt động bảo đảm chất lượng.

Từ quy trình đến các cuộc họp, thông tin về chất lượng đào tạo đều minh bạch với giảng viên và họ có tiếng nói trong đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng đào tạo.

TS Phạm Thị Tuyết Nhung đồng thời cho rằng, để thực hiện quá trình cải tiến liên tục, kinh nghiệm quốc tế là cập nhật chính sách và có các hoạt động hỗ trợ thông qua hội thảo, chương trình tập huấn.

Về chính sách, Việt Nam có thể cập nhật quy trình kiểm định chú trọng vào cải tiến liên tục các tiêu chí kiểm định chưa đạt. Hiện nay, trong quy định yêu cầu các cơ sở giáo dục viết báo cáo giữa kỳ, tuy nhiên việc giám sát còn hạn chế.

Cùng đó, cần có quy định bổ sung về kiểm định giữa chu kỳ, như: Viết báo cáo với tiêu chí chưa đạt; trung tâm kiểm định sẽ thẩm định, đánh giá báo cáo xem đạt hay chưa và các trường phải trả phí cho hoạt động đánh giá giữa chu kỳ.

Với hoạt động hỗ trợ thông qua các hội thảo kiểm định hằng năm. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ là tổ chức hội thảo để bồi dưỡng chuyên môn kiểm định trong 1 - 2 ngày đầu; 3 - 4 ngày sau chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tại cơ sở giáo dục để đáp ứng 1 tiêu chuẩn nào đó trong bộ kiểm định. Những chia sẻ này giúp cơ sở giáo dục khác học hỏi kinh nghiệm triển khai hoặc cải tiến quy trình.

“Việt Nam đang thiếu các hội thảo kiểm định hằng năm để cơ sở giáo dục có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế, lan tỏa các thực hành tốt đến cơ sở giáo dục trong cả nước. Ngoài ra, bộ tiêu chí kiểm định của Việt Nam có nhiều tương đồng với bộ tiêu chí của các nước Đông Nam Á. Hội thảo kiểm định có thể mở rộng cho đồng nghiệp trong khu vực đến trình bày, chia sẻ kinh nghiệm để đạt bộ tiêu chí. Hoạt động này nên làm ở tầm quốc gia, thường niên mới có tính bền vững”, TS Phạm Thị Tuyết Nhung cho hay.

Kết quả nghiên cứu từ trên 700 phiếu khảo sát và 30 cuộc phỏng vấn các giảng viên, nhà quản lý giáo dục đại học cho thấy, khó khăn lớn nhất hiện nay để duy trì hoạt động bảo đảm chất lượng là thiếu nguồn kinh phí định kỳ. Các nhà giáo dục được khảo sát đã đề xuất nên có kinh phí cố định cho hoạt động này.

Tương tự như trích 5% cho hoạt động nghiên cứu khoa học, các nhà chính sách có thể xem xét đưa ra quy định trích 3% cho hoạt động bảo đảm chất lượng. Chỉ khi có nguồn kinh phí bền vững, cơ sở giáo dục mới có khoản chi phù hợp để hoạt động này phát triển bền vững. - TS Phạm Thị Tuyết Nhung

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/kiem-dinh-chat-luong-nhieu-van-de-dat-ra-post653313.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/kiem-dinh-chat-luong-nhieu-van-de-dat-ra-post653313.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm định chất lượng - nhiều vấn đề đặt ra