Kiến tạo chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo

Minh Phong | 04/05/2023, 06:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Xây dựng Luật Nhà giáo nhằm kiến tạo một số chính sách mới để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo.

Kiến tạo chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo ảnh 1
Cô Hoàng Thị Thanh Bình – Trường Tiểu học xã Phố Cáo (Đồng Văn, Hà Giang) trong giờ lên lớp. Ảnh: NVCC.

Tuy nhiên, hiện chưa có đầy đủ chế tài để quản lý nhà giáo ngoài công lập. Các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là Luật viên chức chủ yếu quản lý đối với đội ngũ nhà giáo đã được tuyển dụng vào viên chức.

Trong khi đó, trước áp lực về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy thì giải pháp để giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng là mở rộng hệ thống giáo dục ngoài công lập.

Tuy nhiên, chính sách đối với nhà giáo ngoài biên chế, giáo viên công tác trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, nếu không có Luật Nhà giáo thì việc quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo sẽ không đồng bộ, thiếu công bằng giữa nhà giáo trong và ngoài công lập.

Việc giao thoa giữa quản lý ngành và quản lý theo địa bàn, lãnh thổ đã tạo ra những bất cập nhất định trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là đối với các cấp học mầm non, phổ thông.

Do đó, cần có những quy định riêng về tuyển dụng, sử dụng nhà giáo để đảm bảo phù hợp với đặc thù lao động, để nhà giáo yên tâm công tác và cống hiến với nghề.

Về vị thế, vai trò của đội ngũ, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã khẳng định vị thế, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, do chưa được Luật hóa nên thiếu cơ sở để thực hiện.

Trong bối cảnh đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, vị thế của nhà giáo, sự tự chủ của nhà giáo trong thực hiện chương trình, trong quản lý và giáo dục học sinh, trong thực hiện các hoạt động chuyên môn cần tiếp tục được luật hóa để tạo điều kiện cho nhà giáo phát huy năng lực, thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng Luật Nhà giáo nhằm kiến tạo một số chính sách mới để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội và đặc thù của giáo viên, trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Qua đó, nhằm thực hiện một trong ba đột phá chiến lược là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - những công dân toàn cầu, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xây dựng Luật Nhà giáo nhằm bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời xây dựng theo hướng cụ thể, chi tiết, hạn chế tối đa việc phải ban hành các văn bản hướng dẫn để luật có thể nhanh chóng, dễ dàng đi vào cuộc sống.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/kien-tao-chinh-sach-phat-trien-doi-ngu-nha-giao-post636387.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/kien-tao-chinh-sach-phat-trien-doi-ngu-nha-giao-post636387.html
Bài liên quan
Chuyên gia góp ý tháo gỡ bất cập về đội ngũ nhà giáo
Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập liên quan về đội ngũ nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến tạo chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo