Lan toả tri thức đến học sinh dân tộc thiểu số

Dung Nguyễn | 15/05/2023, 07:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu văn hóa, làm giàu vốn hiểu biết, chính vì vậy, tại nhiều địa phương văn hóa đọc luôn được chú trọng.

Lan toả tri thức đến học sinh dân tộc thiểu số ảnh 2

Bà Trần Thị Kim Phương, Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum tặng sách cho Bộ đội biên phòng.

Bà Trần Thị Kim Phương, Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum chia sẻ, trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp với các trường học luân chuyển sách đến thư viện nhằm phục vụ giáo viên và học sinh.

Bên cạnh đó, phối hợp với các trường tổ chức nhiều hoạt động nhằm lan tỏa tinh thần đọc sách cho các em, như: Thi kể chuyện sách, Ngày hội đọc sách, tổ chức trò chơi Rung chuông vàng, hoạt động đọc sách – trả lời theo sách, giao lưu tìm hiểu tác giả, tác phẩm, vẽ tranh theo sách, theo chủ đề, xếp mô hình sách nghệ thuật, tổ chức tiết đọc sách trong nhà trường…

Những hoạt động này đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh và giáo viên nhà trường. Ngoài việc đưa sách đến với học sinh vùng sâu vùng xa, đơn vị còn phối hợp với Phòng Chính trị - Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Phòng chính trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh để luân chuyển sách đến các Đồn biên phòng.

Đặc biệt, theo bà Phương thư viện tỉnh đã triển khai hoạt động thư viện lưu động đa phương tiện với tên gọi “Ánh sáng tri thức” nhằm đưa thông tin, tri thức từ sách đến vùng khó. Trong đó chú trọng là bà con dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhằm tạo tiền đề gợi mở cho người dân thấy được lợi ích từ sách và đọc sách.

Ngoài ra, thư viện tỉnh đã bổ sung tài liệu (sách, báo, tạp chí) từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp để xây dựng tủ sách. Trung bình mỗi năm Thư viện tỉnh bổ sung trên 2.000 bản sách, 8-10 loại báo, tạp chí cho các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh với nội dung liên quan đến pháp luật, khoa học – kĩ thuật….

“Thông qua tìm hiểu kiến thức trên sách báo, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”, bà Phương tâm sự.

Lan toả tri thức đến học sinh dân tộc thiểu số ảnh 3
Học sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận sách từ xe thư viện lưu động "Ánh sáng tri thức".

Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum cho hay, đơn vị dự định sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động bổ ích đến học sinh, người dân. Tuy nhiên, hiện nay thư viện đang gặp một số khó khăn, như: nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất xuống cấp, hệ thống thư viện cấp huyện chưa được kiện toàn, kinh phí dành cho hoạt động thư viện còn hạn chế…

Do đó, bà mong rằng tỉnh ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực Thư viện. Bên cạnh đó, củng cố, kiện toàn hệ thống thư viện công cộng, đầu tư kinh phí để thực hiện việc chuyển đổi số trong lĩnh vực Thư viện…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/lan-toa-tri-thuc-den-hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-post638485.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/lan-toa-tri-thuc-den-hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-post638485.html
Bài liên quan
Chính sách tiền lương, đãi ngộ phải đi kèm với chất lượng nhà giáo
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo. Tuy nhiên, việc xếp lương cao nhất trong bậc lương, các chính sách ưu tiên cũng phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lan toả tri thức đến học sinh dân tộc thiểu số