Làng nghề Kim hoàn Định Công

Thu Hoài | 18/01/2022, 08:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Theo truyền thuyết, có 3 anh em ở làng Định Công học được nghề làm vàng bạc và mở cửa hàng tên “Kim Hoàn”. Làng nghề Kim hoàn hình thành từ đó và trở thành niềm tự hào của người Hà Nội.

lang-nghe-kim-hoan-dinh-cong-1.jpg
Làng nghề Kim Hoàn Định Công (Ảnh: Internet)

Theo truyền thuyết trước đây, thời Lý Nam Đế có 3 anh em ruột họ Trần tên là Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa,... ở làng Định Công có bàn tay khéo léo, cần cù và chịu khó. Do đó, họ đã học được nghề làm vàng bạc và mở cửa hàng mang tên “Kim Hoàn”. 

Sau khi ra mắt, những món đồ vàng bạc mà 3 anh em họ Trần làm ra đều được mọi người yêu thích. Tiếng lành đồn xa, những thông tin về sự tinh xảo trong từng đường nét được người dân trên khắp cả nước biết. Hơn thế, cả 3 đều dạy cho dân làng làm nghề đó chung với mình. Do đó, làng Định Công có truyền thống làm vàng bạc được truyền từ đời này sang đời khác.

lang-nghe-kim-hoan-dinh-cong-7.jpg
lang-nghe-kim-hoan-dinh-cong-6.jpg
lang-nghe-kim-hoan-dinh-cong-5.jpg
Những người nghệ nhân còn lưu giữ làng nghề truyền thống. (Ảnh Internet)

Tồn tại hơn 1500 năm, làng nghề kim hoàn Định Công có những nét đẹp riêng, độc đáo. Giai đoạn trước 1954 là thời kỳ hoàng kim của làng nghề này. Hầu hết các gia đình trong làng đều có người theo nghề. Cùng với đó, các trang sức mà họ làm ra đều có tính thẩm mỹ cao và được người Tràng An lúc bấy giờ tin dùng. 

lang-nghe-kim-hoan-dinh-cong-3.jpg
Những sản phẩm tinh xảo của làng nghề Kim hoàn Định Công (Ảnh: Internet)

Sau năm 1954, nghề đậu bạc lại gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó, Nhà nước quản lý chặt vàng bạc và có những quy định rõ ràng cho ngành nghề này. Chính vì vậy, đến năm 1972, khi hợp tác xã đã giải thể, nghề này cũng gần như biến mất hoàn toàn. 

Đến năm 1983, khi có 1 Festival quốc tế ở Nga diễn ra và biết đến nghề thủ công mỹ nghệ ở Định Công nên đã đặt sản phẩm bướm đậu bằng đồng cài ve áo, xem như quà tặng lưu niệm cho khách đến tham dự. Chính vì thế, nghệ nhân Quách Văn Trường đã quyết định khôi phục nghề. Có thể nói, chỉ sau 2 năm diễn ra festival, nhiều gia đình ở Định Công đã quay lại sống với nghề truyền thống. 

lang-nghe-kim-hoan-dinh-cong-2.jpg
lang-nghe-kim-hoan-dinh-cong.jpg
Mỗi sản phẩm đều được nghệ nhân đặt tâm huyết của mình vào đó (Ảnh: Internet)

Giai đoạn hiện nay, việc duy trì, gìn giữ làng nghề truyền thống tương đối khó khăn, phức tạp. Không chỉ có áp lực về đồng tiền, những nghệ nhân tại làng Định Công còn gặp nhiều vấn đề khác. Do đó, tại làng hiện nay, số lượng gia đình còn theo nghề tương đối ít.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử cùng với nghề đậu bạc ở Định Công, có thể nói, nơi đây đã để lại một nét đẹp độc đáo trong bức tranh đặc sắc, đa dạng các làng nghề thủ công truyền thống tại thủ đô. 

Bài liên quan
Bắt mắt với sắc đỏ rực của làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu
Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu thu hút khách du lịch với sắc đỏ rực rỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làng nghề Kim hoàn Định Công