Sự biểu hiện protein và mRNA của quá trình tổng hợp axit béo và các gien liên quan đến sản xuất lipid của chuột được bổ sung theabrownin cũng được điều hòa giảm.
Không những thế, thành phần hệ vinh sinh vật đường ruột của chúng cũng được cải thiện theo chiều hướng tốt.
Đáng nói, những con vật được thí nghiệm đã được cho ăn chế độ nhiều chất béo, làm tăng thêm sự "thần kỳ" của theabrownin.
Các tác dụng này cho thấy thành phần phổ biến trong loại trà quen thuộc này có thể giúp người dùng chống lại tình trạng rối loạn lipid máu, mà theo cách gọi dân gian là "mỡ máu" cao, mỡ trong máu..., đặc trưng bởi chỉ số cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và triglyceride cao, cholesterol tốt HDL thấp.
Quan trọng hơn, hợp chất hoạt tính sinh học này thể hiện rõ khả năng chống lại tình trạng gan nhiễm mỡ liên quan đến béo phì, vốn có thể làm trầm trọng thêm bệnh béo phì và tăng cao nguy cơ ung thư gan.
Trong bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, các tác giả cho biết nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh mọi người nỗ lực tìm kiếm các loại thực phẩm chức năng không có tác dụng phụ để chống lại tình trạng béo phì ngày một phổ biến.
Phát hiện này cho thấy trà đen có thể là một lựa chọn an toàn, dễ dàng và phù hợp với nhiều người đang gặp các rắc rối sức khỏe nói trên, tất nhiên nên được kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục.