- 4 phút: Lòng trắng trứng cứng hơn, bên ngoài lòng đỏ bắt đầu sệt lại, ở giữa lòng đỏ vẫn lỏng.
- 5 phút: Lòng trắng trứng cứng, lòng đỏ dạng kem
- 6 phút: lòng trắng trứng cứng và lòng đỏ chín mềm
- 7-8 phút: Trứng chín kỹ
Lưu ý, thời gian chín của trứng có thể khác nhau tùy theo kích thước của quả trứng. Quả trứng nhỏ sẽ có thời gian chín nhanh hơn khoảng thời gian ở trên.
Ăn trứng luộc tái, chưa chín là sở thích của không ít người. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, cách ăn trứng này có thể gây nhiễm vi khuẩn salmonella. Đây là loại vi khuẩn có hại, có thể tồn tại cả ở trên vỏ trứng và cả bên trong quả trứng. Không chỉ nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ăn trứng sống còn khiến cơ thể khó hấp thụ protein và biotin (vitamin B7).
Ngược lại, luộc trứng chín quá kỹ lại có thể làm mất đi chất dinh dưỡng. Theo thông tin từ báo Lao Động, nếu một quả trứng được luộc trong nước sôi hơn 10 phút, một loạt các biến đổi hóa học sẽ diễn ra bên trong. Lúc này, cấu trúc protein của trứng sẽ chặt chẽ hơn khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn. Đồng thời, luộc trứng quá lâu còn khiến sắt và lưu huỳnh trong trứng kết hợp với nhau, từ đó làm giảm bớt chất dinh dưỡng trong trứng.
Trứng luộc chín mềm (Ảnh minh họa)
Trả lời phỏng vấn tờ Today, Emily Rubin, chuyên gia dinh dưỡng, Khoa Tiêu hóa và Gan mật, Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) cho hay: “Nếu không ăn trứng luộc ngay sau khi nấu, bạn có thể để trong tủ lạnh tối đa 2 ngày với điều kiện là trứng còn nguyên vỏ. Trứng luộc chín mềm, còn lòng đỏ kem sẽ nhanh hỏng hơn trứng luộc chín kỹ”.
Ngoài ra, vị chuyên gia này lưu ý mọi người nên để trứng đã luộc vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Khi lấy trứng ra ăn, nếu thấy trứng có mùi bất thường, cần bỏ đi.