Gần 10.000 người được lấy dữ liệu sức khỏe và xem xét vai trò của hai biến thể di truyền phổ biến của gien CYP1A2 và AHR, có liên quan đến tốc độ chuyển hóa caffein.
Các biến thể này sẽ chỉ ra một cách tương đối mức tiêu thụ cà phê, bởi người chuyển hóa cà phê nhanh sẽ uống nhiều hơn và có nồng độ caffein cao trong máu, cũng như ngược lại.
Kết quả cho thấy những người uống được nhiều cà phê sẽ có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn, mỡ cơ thể thấp hơn, các nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cũng thấp hơn với cùng kiểu ăn uống và lối sống.
Nếu những người uống cà phê bị béo phì, việc họ giảm cần có thể tăng thêm hiệu quả ngăn ngừa tiểu đường type 2 tới 43%.
Uống thêm 100 mg cà phê mỗi ngày cũng liên quan đến việc đốt thêm 100 calo mỗi ngày, nên những người ghiền cà phê khó bị béo phì so với người khác. Caffein trước đó được các nghiên cứu chỉ ra là có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm mỡ và giảm sự thèm ăn.
Nghiên cứu nhằm đưa ra phương án sử dụng thức uống chứa caffein - tất nhiên không bị "nhồi" thêm quá nhiều calo từ đường, sữa - như một biện pháp hỗ trợ nhằm giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2.