Miếng đất sét 3.700 năm tuổi "phủ nhận" định lý Pitago

VH | 11/09/2021, 16:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTD) - Một nhà toán học của Trường Đại học New South Wales (UNSW) tại Australia đã tiết lộ nguồn gốc của hình học ứng dụng trên một viên đất sét 3.700 năm tuổi.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Daniel Mansfield từ Trường Toán và Thống kê của UNSW đã phát hiện miếng đất sét tại bảo tàng ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Miếng đất sét tên Si.427 được phát hiện vào cuối thế kỷ 19 ở khu vực ngày nay là miền trung Iraq. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó vẫn chưa được biết cho đến khi công trình nghiên cứu của nhà khoa học này tiết lộ.

Đặc biệt, Si.427 được cho là ví dụ lâu đời nhất về hình học ứng dụng. Tiến sĩ Mansfield cho biết: “Si.427 có từ thời kỳ Babylon cổ (OB) - 1.900 đến 1.600 năm TCN. Đây là ví dụ duy nhất được biết đến về tài liệu địa chính từ thời kỳ OB. Đồng thời, là một kế hoạch được sử dụng để xác định ranh giới đất.

Tiến sĩ Mansfield phát hiện, các hình tam giác và chữ nhật được khắc lên đất sét những góc vuông hoàn hảo. Khi nghiên cứ kỹ lưỡng, chuyên gia này nhận thấy, người khảo sát đã sử dụng "bộ ba Pitago" để tạo ra các góc vuông chính xác.

si.427-1.jpeg
Si.427 có từ thời Babylon cổ. 

Tiến sĩ Mansfield nói: “Việc phát hiện và phân tích miếng đất sét có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử toán học. Đây là thời điểm hơn 1.000 năm trước khi Pitago ra đời".

Vào năm 2017, Tiến sĩ Mansfield cũng phát hiện công thức Pitago trên một miếng đất sét được gọi là Plimpton 322. Thực tế, Si.427 được cho là tồn tại trước Plimpton 322.

Tiến sĩ Mansfield cho biết, nhờ những miếng đất sét này, người xưa có thể xác định ranh giới đất chính xác.

“Đây là thời kỳ mà đất đai bắt đầu trở thành tư hữu. Mọi người bắt đầu nghĩ về đất đai theo nghĩa 'đất của tôi và đất của bạn'. Họ muốn thiết lập một ranh giới thích hợp để có những mối quan hệ láng giềng tích cực", ông Mansfield giải thích.

Chuyên gia này nhận định, cách những ranh giới được tạo ra cho thấy sự hiểu biết thực sự về hình học. Một cách đơn giản để có góc vuông chính xác là tạo thành “bộ ba Pitago”. Điều này rất quan trọng đối với các nhà khảo sát cổ đại và vẫn được sử dụng cho đến nay.

si.427-2.jpeg
Mặt sau của miếng đất sét liệt kê số thập phân "25: 29".

Song, Tiến sĩ Mansfield cho rằng, các nhà khảo sát cổ đại ra Si.427 đã làm điều gì đó tốt hơn. Họ sử dụng nhiều bộ ba khác nhau của Pitago, cả hình chữ nhật và hình tam giác vuông, để tạo ra các góc vuông chính xác.

Tuy nhiên, còn một bí ẩn mà Tiến sĩ Mansfield chưa giải đáp được. Đó là ở mặt sau của miếng đất sét liệt kê số thập phân ‘25: 29’.

“Tôi không thể hiểu những con số này có ý nghĩa gì. Đó là một bí ẩn tuyệt đối”, Tiến sĩ Mansfield cho biết.

Bài liên quan
Kinh nghiệm của Đài Loan về ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống dịch
(GDTD) - Chiều ngày 26/7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Khoa học trực tuyến trao đổi với Đài Loan kinh nghiệm về ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miếng đất sét 3.700 năm tuổi "phủ nhận" định lý Pitago