Khuya, trời trở gió đột ngột. Gió mỗi lúc một mạnh. Gió ù ù rít trên những ngọn tre ngoài bờ sông.

Ông cụ trầm ngâm, nghĩ ngợi rồi thủng thẳng: “Đấy! Thầy đã nói rồi mà. Ngôi miếu làng mình thiêng lắm”. Mấy chuyện ấy còn chưa sợ bằng chuyện tay Phát chủ tịch, đương chức chưa được sáu tháng thì dính vào vụ sai phạm quản lý đất đai, phải đi tù. Bí thư, kế toán, trưởng ban địa chính của xã người thì bị án treo, người thì bị kỷ luật phải về vườn, tay trắng. Sự thật rành rành ra đó ai cũng nhìn thấy nên cứ nhắc đến cái miếu bị phá là người làng Đồn lại mắt tròn mắt dẹt, người làng Hạ thì xì xầm: “Ngôi miếu ấy thiêng thật, đâu lại có sự trùng hợp lạ kỳ như thế”.

Ông cụ giục cô Đoan: “Con thảo ngay cho thầy một cái đơn để thầy đi xin chữ ký cả làng đề nghị chính quyền xã cho dựng lại ngôi miếu ấy thật đàng hoàng”. Quả nhiên, ngôi miếu được dựng lại bên gốc đa trong sự hoan hỉ của người làng Đồn. Ông cụ vinh dự khi chính tay mình được cắt băng khánh thành và tự nguyện quét dọn, trông nom hương đèn hằng ngày. Khi cha mất, cô Đoan thay cha làm việc ấy rất chu đáo.

Người làng rỉ tai nhau rằng cô bị thần miếu giữ chân, không cho lấy chồng. Mấy bà già còn khuyên cô nên đi đội bát nhang hoặc cắt tiền duyên để lấy được tấm chồng mà nương tựa nhưng cô chỉ cười trừ. Thời trẻ, cô đã từng có mối tình đầu lãng mạn với anh con trai làng Hạ. Hai người học cùng lớp cấp hai. Tình yêu nảy nở từ những ánh mắt nhìn trộm trong giờ học đến những buổi cùng nhau đi nhổ hành thuê, những sản phẩm thủ công trao nhau. Người ấy đan rổ, đan rá còn cô Đoan thêu thùa.

Học hết lớp 7 trường làng thì cô phải nghỉ để học nghề may vì con gái làng Đồn chẳng ai học cao cả. Người ấy chuyển lên trường huyện nhưng hai người vẫn thậm thụt hẹn hò. Tình cảm ngày càng sâu nặng. Hai người thường hẹn nhau ra bờ sông tâm tình vào những đêm trăng sáng. Chuyện đến tai thầy cô. Ông cụ cấm cản, không cho cô ra khỏi nhà buổi tối: “Con không về làm dâu làng Hạ được đâu. Đũa mốc không chòi được mâm son. Thầy thương con. Con phải nghe lời thầy”. Thầy cô đã quyết việc gì là vợ con cứ răm rắp mà theo. Bề ngoài cô không dám trái lời cha nhưng trong lòng tình yêu của cô vẫn âm ỉ.

Trước khi đi xuất khẩu lao động bên Đức, người ấy vẫn dặn cô đợi. Cô tin. Cô chờ. Tuổi xuân của cô vụt qua như làn gió từ sông thổi vào rặng tre đầu làng rồi tan loãng. Người ấy không trở về như lời thề thốt năm nào. Người ấy lấy vợ, sinh con, định cư bên trời Âu xa xôi. Khi người ấy dẫn vợ con về quê làm lễ báo hỉ, cô Đoan mới biết sự thật phũ phàng. Cô chết điếng người. Cô không ăn, không uống. Hồn vía cô như bị bắt mất. Cô ra bờ sông, bước lên cầu và trẫm mình xuống dòng nước trắng xóa. Nhưng cô không chết. Anh em nhà Tuấn Tú đi soi ếch ban đêm đã cứu cô, túm mớ tóc dài của cô lôi lên bờ. Người la làng, người vác cô dốc ngược chạy về miếu.

ước từ trong bụng cô ộc ra đằng miệng. Tai cô văng vẳng tiếng thầy rên rỉ: “Sao phải quẫn trí thế con ơi. U con ngất ở nhà kia kìa”. Người làng Đồn xì xầm, đoán già đoán non, người bảo cô thất tình, người bảo cô bị căn cao số nặng. Lúc ấy, cô đã ngoài ba mươi tuổi. Ở cái làng Đồn này, con gái chưa đến hai mươi đã nườm nượp lên xe hoa. Cỡ tuổi cô lúc ấy coi như quá lứa lỡ thì mặc dù cô là người có nhan sắc. Tóc cô dài đến đầu gối, đen nhánh, thường búi gọn sau gáy, chỉ thả ra khi cô gội đầu, thơm nhưng nhức hương bồ kết và lá xả. Mấy người đàn ông góa vợ trong làng đánh tiếng nhưng cô lặng thinh. Cô sợ cảnh mẹ ghẻ con chồng, tiếng chì tiếng bấc nên cứ lặng lẽ sống bên cạnh thầy u. Thầy u mất thì anh cả giành ngôi nhà thầy u để lại, bảo là làm chỗ thờ tự.

Anh cả cho cô ít tiền cộng với số vàng thầy u để lại, cô mua được mảnh đất cạnh bờ sông, gần ngôi miếu, cất mái nhà nhỏ làm nơi chui ra chui vào, tránh ra đụng vào chạm với các anh các chị. Cô mở tiệm may quần áo cho người già nên cũng tự lo cho bản thân, không phải phiền lụy đến ai. Cô cứ ở đó một mình, bên cạnh bờ sông, bên cạnh ngôi miếu của làng Đồn và chứng kiến làng quê của mình thay da đổi thịt từng ngày. Những lò gạch thủ công đã bị xóa sạch. Người làng Đồn ăn nên làm ra, nhiều người phất lên nhanh chóng với nghề trồng mùi tàu và cà rốt xuất khẩu.

Kinh tế khá giả, trẻ con chú tâm học hành đến nơi đến chốn. Mỗi mùa thi đại học, người làng đến may quần áo ở tiệm của cô lại xôn xao. Cô Đoan bấm đốt ngón tay đếm những đứa đỗ đạt, thành danh, từ làng bước lên phố thị, thoát cảnh chân lấm tay bùn. Con gái mặt hoa da phấn, móng tay móng chân hồng hào, vẽ đủ các kiểu xinh xinh. Bọn cái Na, cái Mít thò lò mũi xanh, đi mót thóc ngày nào giờ đã làm cô giáo, thi thoảng vào quán của cô may áo tặng bà. Thằng Tuấn, thằng Tú một thời quần đùi be bờ tát cá, móc cua giờ đã làm bác sĩ, kỹ sư. Cái Đào, cái Mận, cái Trang mới ngày nào còn ra bờ sông cất vó, mò ốc mà nay đỗ Ngân hàng, Kinh tế, Ngoại ngữ…

Trong khi đó làng Hạ giáp thị trấn thì chuyển dần lên phố. Các quán game, karaoke, bia hơi, tạp hóa… mọc lên dày đặc. Bọn trẻ không thích thi đại học, có thi đỗ cũng bỏ để đi Hàn, đi Nhật làm ăn. Những đứa không đi đâu thì đổ đốn nghiện ngập. Vì thế, người làng Hạ không còn chê người làng Đồn là “dân cua ốc” nữa. Họ còn truyền nhau câu ca: “Ngày xưa cua ốc ở Đồn/ Ngày nay cua ốc lại dồn về ta”. Làng Đồn nở mày nở mặt. Ai cũng hớn hở và tin rằng tất cả những đổi thay tốt đẹp đó là nhờ ngôi miếu đầu làng mình linh thiêng. Ai đi xa về cũng rẽ vào miếu thắp nén nhang. Người nào trước khi lên đường công tác cũng vào miếu làm lễ.

- Oe…oe – Âm thanh ấy lại phát ra từ phía ngôi miếu, theo gió đưa lại khiến cô Đoan bừng tỉnh, trở về thực tại. Lần này cô nghe rõ mồn một. Không phải tiếng mèo, cũng chẳng phải là tiếng ma. Cô đứng chôn chân một chỗ dỏng tai hồi lâu. Bây giờ da cô bắt đầu nổi gai ốc, tim đập nhanh hơn. Lẽ nào tiếng trẻ sơ sinh? Cô quên hết sợ hãi, soi đèn pin đi phăm phăm ra miếu. Chiếc thùng các tông đặt chình ình ngay cửa miếu khiến cô hoảng hốt. Cô nhào đến, vạch ra. Đứa bé đỏ hỏn được quấn trong chiếc chăn màu huyết dụ, kèm một ít tã lót. Cô bế đứa trẻ lên, ấp vào ngực. Cô sợ nó đang bị lạnh. Đứa trẻ như cảm nhận được vòng tay ôm ấp nên nín bặt. Gió từ sông thổi thốc vào cửa miếu. Những cơn gió mang theo hơi nước. Cô rùng mình, chỉ một lát nữa chắc chắn mưa sẽ ào xuống.

- Trời ơi! Ai lại nỡ bỏ con thế này! – Cô Đoan run rẩy, thốt lên. Nhìn quanh chẳng thấy ai, bóng tối đen đặc đang bủa vây. Cô vừa bế đứa bé bước vào cửa nhà thì những hạt mưa bắt đầu lộp độp trên mái tôn. Cô nhớ lại tiếng đập cửa ban nãy, vừa như tiếng gạch ném vào cửa, vừa như nắm đấm của ai cộc cộc đánh động. Ngoài trời, mưa ào xuống. Mưa như trút nước. Nghĩ đến cửa miếu bị nước mưa hắt vào ướt sũng, cô tự nhủ: “May mà mình phát hiện kịp”. Cô cứ ôm đứa trẻ và nhìn nó ngủ ngon trong vòng tay của mình, mặc ngoài kia mưa tuôn xối xả trên những tàu lá chuối…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/mieu-thieng-post622045.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/mieu-thieng-post622045.html
Bài liên quan
Tuyên truyền ngăn chặn ma túy từ nhà trường
Ma túy thế hệ mới với muôn dạng hình hài đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh và nhà trường. Chính vì thế, việc tuyên truyền phòng chống ma túy luôn được các trường học chú trọng với nhiều hình thức.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miếu thiêng