Truyện ngắn 'Người ở bến sông Châu': Ngày về nghẹn đắng

Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chiến tranh khốc liệt mấy rồi cũng sẽ đi qua, song nỗi đau bởi đạn bom sẽ còn đeo đẳng mãi.

nha-van-suong-nguyet-minh.jpeg
Nhà văn Sương Nguyệt Minh.

Vẫn phải sống

“Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp, người này kéo thì người kia sẻ hở”. Hàng dâm bụt leo dây tơ hồng chia đôi hai nửa, hạnh phúc nghiêng về phía Thanh, vợ chú San thì khổ đau nước mắt thuộc phần Mây. Song, dù đau, dù khổ Mây vẫn sống, sống đẹp với phẩm chất đáng quý của người lính đã vào sinh ra tử. Dõi theo thiên truyện, tôi đặc biệt với cách ứng xử đẹp của Mây: Độ lượng, vị tha chấp nhận nỗi đau về phía mình giữ hạnh phúc cho người. San níu kéo, Mây khước từ: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi. Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”. Tình huống oái oăm, ứng xử cao thượng, trái tim yêu đã vượt lên sự ích kỉ, tầm thường. Người đọc cảm thương một cuộc đời, mến phục một tấm lòng, tấm lòng cao thượng, bao dung của người phụ nữ tỏa rạng giữa giữa khổ đau nước mắt.

Sau cái ngày về vui ít đau nhiều, Mây “lại khoác ba lô ra lều cỏ” làm bạn với bến sông Châu trong quạnh quẽ, cô đơn. “Từ ngày ra bến sông Châu, dì Mây buồn lắm, cứ tha thẩn đi ra đi vào, lúc tư lự ngồi ngắm trời nhìn nước, lúc lụi cụi nấu cơm. Ban ngày đi lại còn khuây khỏa. Ban đêm nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc bên trạm xá vọng sang, dì Mây lại giật mình thon thót”. Thế nhưng, Mây vẫn sống, gắng sống và làm được điều hữu ích. Đêm mưa, vợ San trở dạ, “thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ, cô Thanh hai phần sống tám chín phần chết. Không sợ “vạ lây”, nữ quân y Trường Sơn vẫn bản lĩnh cứu người. Trái tim nhân hậu vị tha thêm một lần tỏa sáng cùng tiếng khóc “xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước chờ mong”.

“Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người”. Trong truyện, ngòi bút hiện thực của Sương Nguyệt Minh xoáy sâu vào góc khuất của chiến tranh với cái nhìn độc đáo, nỗi khổ đau bất hạnh của người phụ nữ. Song, tấm lòng nhân ái của người cầm bút giúp ông phát hiện được hạt ngọc đáng quý trong những tâm hồn khổ. Vẻ đẹp đó tỏa ra từ bản lĩnh sống mạnh mẽ và trái tim nhân ái bao dung. Mây vẫn sống, nỗi ám ảnh về những đau thương của cuộc chiến vẫn còn, người đọc dõi theo và hi vọng hạnh phúc sẽ mỉm cười với Mây.

“Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ”. Đọc truyện “Người ở bến sông Châu”, điều dễ nhận thấy nhất là nhà văn đã sáng tạo nên một “tình huống khác lạ”. Ngày Mây trở về, San lấy vợ. Tình thế oái oăm đó mở ra diễn biến câu chuyện với không ít bất ngờ lí thú. Vẻ đẹp tính cách, phẩm chất nhân vật dần bộc lộ rõ nét.

Cách kể chuyện vô cùng độc đáo, người kể đã mượn giọng điệu nhân vật Mai, cô cháu gái của Mây kể lại cuộc đời dì mình, cách kể đó tạo nên sự chân thực, hấp dẫn, giúp người viết thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật. Không gian của truyện là bến sông Châu, gợi mở nhiều lớp nghĩa; thời gian nghệ thuật được nhòe mở, hiện tại, quá khứ đan xen, đó là thời gian tâm trạng. “Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng”. Đọc “Người ở bến sông Châu”, tôi thầm nghĩ, tài năng truyện ngắn, tấm lòng người cầm bút chính là căn cốt tạo nên thiên truyện hấp dẫn, giàu ý nghĩa nhân văn này.

Sau mỗi cuộc chiến tranh là nước mắt, nỗi đau. Ngòi bút chân thực của Sương Nguyệt Minh mang đến cho người đọc một cách nhìn về số phận con người thời hậu chiến. Ở đó, trong nước mắt đắng cay, người lính vẫn sống, sống nhân hậu bao dung. Đọc truyện, người ta rưng rưng cảm xúc, cảm thương cho những cuộc đời khổ, biết trân trọng, giữ gìn cuộc sống hòa bình đang có hôm nay.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/sang-tac/truyen-ngan-nguoi-o-ben-song-chau-ngay-ve-nghen-dang-wGtFgh87R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/sang-tac/truyen-ngan-nguoi-o-ben-song-chau-ngay-ve-nghen-dang-wGtFgh87R.html
Bài liên quan
Nguồn gốc của chữ viết
(GDTD) - Chữ hình nêm là một trong những hình thức diễn tả bằng chữ viết được biết tới sớm nhất, khoảng thế kỷ 30 trước công nguyên.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyện ngắn 'Người ở bến sông Châu': Ngày về nghẹn đắng