Bác sĩ Li Tangyue cho biết: “Yến mạch rất giàu beta-glucan và chất xơ hòa tan, có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol của cơ thể và có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh lipid máu. Beta-glucan còn có tác dụng ổn định lượng đường trong máu - một yếu tố quan trọng để hỗ trợ giảm mỡ nội tạng hiệu quả. Kali trong yến mạch giúp bài tiết natri và giảm huyết áp, kết hợp với chất xơ cao làm giảm mỡ gan tri-acid. Đây là một trong những loại mỡ nội tạng khó giảm nhất”.
Bản thân yến mạch cũng rất giàu chất xơ lại ít calo, giúp “đốt cháy” mỡ thừa nhưng lại no lâu hơn. Vì vậy rất hữu ích với người muốn giảm cân, nhất là giảm mỡ nội tạng. “Thời điểm vàng” ăn chúng để giảm mỡ là vào bữa sáng.
Bên cạnh việc tận dụng các thực phẩm có tác dụng “đốt cháy” mỡ nội tạng, bác sĩ Li Tangyue cho biết một vài điều chỉnh, lưu ý khi ăn uống hàng ngày cũng có hiệu quả rất tốt.
Giảm đường
Theo bác sĩ Li Tangyue: “Để giảm đường, bạn hãy kiểm soát cả đường tinh luyện và lượng tinh bột tinh chế hàng ngày. Một nghiên cứu trên 76 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy chỉ cần họ tuân theo chế độ ăn kiêng giảm đường trong 3 tháng, họ có thể giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI, lượng đường trong máu, huyết sắc tố glycated, lipid máu và mỡ nội tạng”.
Nếu bạn cảm thấy quá khó để giảm lượng đường ngay lập tức hay giảm lượng quá lớn, bác sĩ Li Tangyue gợi ý rằng chỉ cần giảm 10 - 15% đường cũng có thể tạo ra nhiều thay đổi đáng kể. Đặc biệt là giảm mỡ ở gan và dạ dày. Đồng thời, việc nhai chậm, nhai kỹ hơn, nhất là khi ăn tinh bột cũng là một mẹo giảm đường - giảm tổng lượng calo đáng thử.
Tăng chất xơ hòa tan
Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan (như rau và nấm) là cách đơn giản nhất để giảm mỡ nội tạng. Tốt nhất là lượng chất xơ nên chiếm trên 40% khẩu phần ăn mỗi bữa hàng ngày khi bạn muốn giảm mỡ nội tạng.
“Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ tăng 10g lượng chất xơ hòa tan trong nước có thể làm chậm quá trình tích tụ mỡ nội tạng tới 3,7%. Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan còn có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol, từ đó giảm tích tụ mỡ nội tạng” - bác sĩ Li Tangyue nói.
Nạp đủ protein
Nhiều người sai lầm khi cho rằng cần giảm protein (đạm) xuống tối thiểu để giảm cân hay giảm mỡ nội tạng. Trên thực tế, thiếu protein có thể gây tăng cân ngược và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bởi protein giúp tăng cường trao đổi chất và giảm mỡ nội tạng, hình thành cơ bắp.
Nạp đủ protein cũng quan trọng trong việc giảm cân, “đốt” mỡ nội tạng (Ảnh minh họa)
Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ đăng tải một nghiên cứu trên 20.000 đối tượng trên 19 tuổi, cho thấy lượng protein nạp vào càng nhiều thì vòng eo và vòng eo càng nhỏ. Trong khi đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá lượng mỡ nội tạng.
Bác sĩ Li Tangyue nhắc nhở: “Điều này không có nghĩa là bạn ăn bao nhiêu protein cũng được. Ở những người thường xuyên tập luyện thể thao, vận động thể lực thì cần từ 1.2 - 1.8g protein trên 1kg cân nặng. Như vậy, nếu một người cân nặng 60kg thì cần khoảng 48 - 108g protein/ ngày. Nhưng cần lưu ý rằng chế độ ăn quá thiếu hay quá thừa protein đều không tốt cho sức khỏe. Còn nếu muốn giảm mỡ nội tạng, hãy sử dụng protein chất lượng cao (còn gọi là protein hoàn chỉnh) và ưu tiên protein thực vật”.
Nguồn và ảnh: Good Morning Health, Top Beauty, QQ