- Giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng: Quả mướp đắng tươi lượng tuỳ dùng ăn sống.
- Trị đột quỵ do tim mạch, sốt, khô miệng (tiêu khát), viêm họng: 15-30g quả mướp đắng, sắc lấy nước uống.
- Nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi: Quả mướp đắng chín lượng tuỳ dùng sắc uống.
- Chữa viêm họng: Hạt mướp đắng lượng tuỳ dùng nhai, nuốt nước.
- Chữa đau dạ dày: Hoa mướp đắng tán nhỏ để uống.
- Chữa mụn nhọt đau nhức: Lá mướp đắng khô lượng tuỳ dùng, tán thành bột, uống 12g/lần với rượu. Bên ngoài dùng lá tươi giã, rồi chưng nóng đắp lên.
Theo các chuyên gia, dùng quá nhiều mướp đắng có thể bị đầy bụng, khó tiêu, đi tiêu phân lỏng. Không nên sử dụng mướp đắng cho những trường hợp có biểu hiện hạ đường huyết vì mướp đắng có đặc tính hạ đường huyết. Phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng vì có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non.