Một số bài thuốc quý từ món ăn quen thuộc - đậu phụ

Phạm Hoa | 11/10/2023, 09:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Đậu phụ tính mát, có tác dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ, thanh nhiệt, giải độc; được sử dụng trong các bài thuốc chữa cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch...

Ngoài là một món ăn ngon, đậu phụ còn có thể làm thuốc hỗ trợ cho việc phòng và điều trị bệnh rất hiệu quả. Sau đây là một số món ăn cũng là bài thuốc từ đậu phụ.

Bài 1: Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 30g, rau cải 10g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng, nấm thái phiến, đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước.

Đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào. Đun to lửa cho sôi, rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun sôi liu riu cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị.

Cho rau cải và một chút nước bột đao vào, đảo nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn trong ngày.

Công dụng: Bổ khí, sinh tân, làm hạ mỡ máu và chống ung thư cho người suy nhược, tỳ vị hư yếu, cao huyết áp, rối cua upid máu, thiểu năng mạch vành và các bệnh ung thư.

dau-phu.png

Ăn đậu phụ thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, thanh nhiệt, làm sạch ruột và dạ dày

Bài 2: Đậu phụ 100g, mộc nhĩ 15g, dầu thực vật, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và làm sạch.

Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành, gừng cho thơm. Tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước; cho mộc nhĩ, chế thêm gia vị rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: Ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, thích hợp cho người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành.

Bài 3: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn, đậu phụ xắt thỏi.

Phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh, đổ thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi. Tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế thêm gia vị, vặn nhỏ lửa nấu chín rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt, giải độc, tư dưỡng thân thử. Thích hợp cho người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.

Bài 4: Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã lọc lấy nước cốt, đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ.

Phi hành và gừng rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun lửa to cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Thanh nhiệt, hoạt huyết, thích hợp cho người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm xương, còi xương.

dau-phu-2.png

Bổ sung thêm đậu phụ vào chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn chặn ung thư

Bài 5: Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành miếng, nấm rửa sạch, thái phiến, tỏi giã nát.

Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước rồi đun sôi, vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị. Thích hợp người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, các chứng ung thư.

Lưu ý quan trọng khi dùng đậu phụ

Đậu phụ rất giàu protein, nấu ăn quá nhiều đậu phụ một lúc sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hoá sắt của cơ thể, đồng thời dễ dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng.

Đậu phụ đại kỵ hành lá: Hành lá không nên kết hợp đậu phụ bởi trong hành lá có chứa axit oxalic khi kết hợp cùng với canxi trong đậu phụ sẽ tạo thành canxi oxalate, dễ tạo sỏi. Tốt nhất mọi người nên hạn chế ăn hành lá cùng đậu phụ, nếu có thể thì không nên ăn.

Những người mắc bệnh gút không nên ăn nhiều đậu phụ, vì sẽ khiến tình trạng bệnh gút tiến triển nhanh hơn, khớp dễ bị viêm, đau đớn dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nhiều trường hợp còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số bài thuốc quý từ món ăn quen thuộc - đậu phụ