Một số bí kíp cải thiện trí nhớ

Hà Minh | 20/10/2023, 11:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Chứng suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, dưới đây là một số bí kíp luyện tập nhằm cải thiện trí nhớ cho người hay quên và giúp hạn chế quá trình lão hoá của cơ thể.

cai-thien-tri-nho.png
Một số bí kíp cách cải thiện trí nhớ bạn cần lưu ý khi hay quên.

Học tập bằng tất cả các giác quan với niềm tin tưởng tích cực vào bản thân

Khi lớn lên rồi già đi, tất cả mọi người đều bắt đầu nhận thấy sự thay đổi đáng kể trong khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên, chứng suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Trình độ học vấn cao chưa chắc đã liên quan đến khả năng ghi nhớ. Nhưng việc ghi nhớ hằng ngày bằng cách học tập không ngừng sẽ giúp rèn luyện đáng kể năng lực ghi nhớ. Theo đó, việc đưa thêm kiến thức vào bộ não cũng là thử thách trí não mỗi ngày bằng các bài tập thể dục kích hoạt quá trình tư duy, kích thích sự trao đổi thông tin giữa các tế bào não.

Đơn giản như việc đọc sách, chơi cờ vua, viết nhật ký, chơi trò ô chữ hoặc ghép hình, tham gia học năng khiến, thiết kế nhà cửa, sân vườn… cũng là hoạt động học tập. Làm gì thì bạn cũng hãy tận dụng hết các giác quan cho việc học tập bởi não bộ của bạn sẽ tham gia tích cực vào quá trình ghi nhớ tốt hơn.

Những lầm tưởng về quá trình lão hoá có thể góp phần làm cho trí nhớ không được tốt. Những người khi bắt đầu học tập ở độ tuổi trung niên trở lên sẽ có khuynh hướng trí nhớ kém hơn khi phải đối diện với những định kiến lệch lạc về quá trình lão hoá sẽ gây suy giảm trí nhớ.

Trái lại, người lớn tuổi hoặc ngày hay quên sẽ có thể ghi nhớ tốt hơn khi tin tưởng vào các thông điệp tích cực về bảo tồn trí nhớ.

Tương tự như vậy, những người cho rằng bản thân nếu không kiểm soát được chức năng ghi nhớ của mình thì sẽ ít có khả năng duy trì hoặc cải thiện các kỹ năng ghi nhớ.

Đây chính là lý do vì sao cách cải thiện trí nhớ cho người hay quên phải đặt trên điều kiện tiên quyết là lòng tin. Khi tin rằng mình có thể cải thiện trí nhớ và chuyển niềm tin đó vào thực tế, bản thân sẽ có thể giữ cho đầu óc mình nhạy bén và sáng suốt hơn.

Bộ não cũng giống như ổ cứng của máy tính. Nếu bạn dùng hết dung lượng vốn có của ổ cứng thì chẳng mấy chốc dung lượng của bộ não trở nên ùn ứ, hỗn loạn, không thể dung nạp thêm được bất cứ thứ gì. Do đó, hãy sử dụng lịch và lên kế hoạch, bản đồ, danh sách.. những việc cần làm mỗi ngày.

Khi làm xong việc rồi, bạn hãy tự xoá phần việc đó ra khỏi bộ não. Nếu danh sách của bạn quá nhiều, bạn buộc phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Từ đây, bạn cũng sẽ loại trừ được khả năng nhiễu loạn, đồng thời, tăng được sự ghi nhớ tập trung vào các phần việc ưu tiên hơn.

Nếu bạn cần thiết phải ghi nhớ điều gì quan trọng thì bạn buộc phải lặp đi lặp lại điều đó bằng nhiều hình thức như nghe, đọc, nghĩ về nó, viết ra giấy, để ghi nhớ trong điện thoại, để nhắc việc… Đây là cách để củng cố sự ghi nhớ và kết nối liên tục với điều cần ghi nhớ để nó đi vào tiềm thức sâu hơn, giúp ghi nhớ tốt hơn.

Bạn cũng không nên ép buộc bản thân phải ghi nhớ một lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ nó ra, nghiên cứu các điểm trọng tâm, ghi nhớ từng phần.

Bạn hãy lặp lại chu trình ghi nhớ trong ngày, trong tuần, trong tháng sao cho có thể nhớ được tối đa lượng kiến thức bạn đã quy hoạch.

giac-ngu.png
Ngủ đủ thời gian giúp cải thiện trí não.

Cải thiện trí nhớ bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt

Vận động cơ thể giúp tăng lưu lượng máu đến bộ não. Kết hợp với việc ăn uống đúng cách cũng là cách cải thiện trí nhớ. Một nghiên cứu trên trẻ em ăn bột yến mạch vào bữa sáng cho thấy loại thức ăn này giúp cải thiện trí nhớ không gian cho đám trẻ.

Ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hoá giúp cải thiện lưu lượng máu lên não tăng cường khả năng ghi nhớ.

Ngủ ngon cũng giúp cải thiện trí não. Các nhà khoa học cho rằng mối liên hệ giữa giấc ngủ và khả năng ghi nhớ được thể hiện qua chức năng của hồi hải mã và vỏ đại não, phần não lưu trữ các ký ức dài hạn.

Họ cho rằng, trong khi ngủ, hồi hải mãi truyền các sự kiện trong ngỳ đến vỏ đại não, để nó xem xét và xử lý, giúp các ký ức tồn tại lâu dài.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa các giai đoạn của giấc ngủ với việc tạo ra một số loại ký ức. Một số chỉ ra rằng các loại ký ức trở nên ổn định trong khi ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), thời điểm mơ. Trong khi, các nghiên cứu khác lại hco rằng chúng được duy trì trong giấc ngủ sâu, sóng chậm. Các nhà khoa học đang tiến gần hơn đến việc hiểu cách giấc ngủ ảnh hưởng đến não bộ, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi cần giải đáp.

Bạn hãy đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Không tập thể dục trước lúc ngủ ít nhất 3 giờ.

Bạn đặc biệt nên tránh các loại thực phẩm chứa caffeine, rượu và nicotine trước khi ngủ.

Dành thời gian để thư giãn trước khi ngủ. Bạn có thể tắm nước ấm, đọc sách, uống trà không chứa caffeine và tránh tất cả các hoạt động gây căng thẳng.

Không gian ngủ của bạn cũng góp phần quan trọng vào chất lượng giấc ngủ của bạn. Hãy ngủ trong căn phòng tối, mát mẻ và thoải mái. Không nên xem tivi, điện thoại cho đến lúc mỏi mắt mới đi ngủ.

Hãy coi giấc ngủ là phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, giúp bạn thư giãn, tái tạo năng lượng để bắt đầu thời gian học tập, làm việc mới tốt hơn, hiệu quả hơn.

Chứng hay quên có thể được cải thiện nhờ các giải pháp mang tính kỹ năng nêu trên. Nhưng nếu chứng hay quên chuyển biến thành chứng mất trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ thì bạn cần phải thăm khám sớm, tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp nhằm giảm tối đa tác động của bệnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số bí kíp cải thiện trí nhớ