Mùa Xuân trong thơ trung đại

PV | 06/03/2023, 07:38
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Viết về bốn mùa là một mảng đề tài quan trọng trong thơ trung đại, trong đó mùa Xuân chiếm một số lượng tác phẩm khá lớn.

Dã kính hoang lương hành khách thiểu,

Cô chu trấn nhật các sa miên.

Dịch thơ:

Bến đò Xuân đầu trại

Cỏ xanh như khói bến Xuân tươi,

Lại có mưa Xuân nước vỗ trời.

Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách,

Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.

(Khương Hữu Dụng dịch)

Đó là những năm Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn, không bận chuyện triều chính, thế sự nên được khi thảnh thơi, nhàn nhã không ai làm phiền. Những ngày như thế trong cuộc đời Nguyễn Trãi không nhiều, nhà thơ để tâm hồn hòa nhịp với thiên nhiên, chỉ cần nghe tiếng cuốc kêu mà biết ngày Xuân đã muộn, thêm nữa mưa bụi và hoa xoan rơi đầy sân. Trong những hoàn cảnh bất đắc dĩ phải khép phòng văn bó mình trong không gian chật hẹp nhưng tâm hồn thi nhân vẫn mở rộng để cảm nhận đất trời độ cuối Xuân. Thi nhân kết thúc bài thơ bằng hình ảnh hoa xoan dân dã, bình dị vượt khỏi những công thức ước lệ, những thi liệu trang nhã về mùa Xuân. Ngày Xuân đã vãn, tuổi Xuân đã qua hơn nữa đã lớn tuổi nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ trọn niềm tin vào cuộc đời:

Mộ Xuân tức sự

Nhàn trung tận nhật bế thư trai,

Môn ngoại toàn vô tục khách lai.

Ðỗ Vũ thanh trung Xuân hướng lão,

Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai.

Dịch thơ:

Cuối Xuân tức sự

Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn

Khách tục không ai bén mảng gần

Trong tiếng cuốc kêu Xuân đã muộn

Ðầy sân mưa bụi nở hoa xoan.

(Khương Hữu Dụng dịch)

Mùa Xuân trong thơ chữ Hán của Ức Trai vốn đã bình dị, quen thuộc thì đến mảng thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi chúng ta càng cảm nhận thêm những vần thơ dân dã, gần gũi nhưng không kém phần lãng mạn. Tập thơ Quốc âm thi tập với 254 bài được ví như bông hoa đầu mùa của nền văn học chữ Nôm mà Nguyễn Trãi đóng góp trong tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam. Ở mảng thơ chữ Nôm, Nguyễn Trãi có nhiều điều kiện thuận lợi bộc lộ trực tiếp tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình, đó là một tâm hồn đa cảm, đó là người dám Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc Xuân (Thơ tiếc cảnh, bài 6). Từ phương diện đó của tâm hồn thi nhân chúng ta cùng đọc lại bài thơ Ba tiêu (Cây chuối) để kiểm nghiệm:

Ba tiêu (Cây chuối)

Tự bén hơi Xuân tốt lại thêm,

Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu, gượng mở xem.

Thấy cây chuối tốt tươi khi bén hơi Xuân, lá chuối non còn đang cuộn lại mà thi nhân liên tưởng đến bức thư tình còn phong kín, nhờ gió gượng mở xem (nhẹ chứ không phải gượng gạo). Có thể nói bài thơ thiên về gợi chứ không tả, nói cây chuối mà ẩn chứa trong đó bao tình ý. Cũng trong tập thơ chữ Nôm này, Nguyễn Trãi dành riêng một phần cho mục hoa mộc môn trong đó có chùm thơ Đào hoa (6 bài) theo cách thủ vĩ liên hoàn. Nhà thơ đã chọn loài hoa biểu trưng cho mùa Xuân để gửi gắm những diễn ngôn của bậc chính nhân quân tử nhưng bị bọn nịnh thần gièm pha không còn được tin dùng, chùm thơ gửi gắm trong đó rất nhiều tâm sự không kém phần tha thiết, chân tình:

Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,

Cành Xuân mơn mởn thấy Xuân cười.

Đông phong ắt có tình hay nữa,

Kín tiễn mùi hương dễ động người.

(Đào hoa, bài 1)

Khí hồng quân hãy xá tài qua,

Chớ phụ Xuân này chớ phụ hoa.

Hoa có ý thì Xuân có ý,

Đâu đâu cũng một khí dương hòa.

(Đào hoa, bài 3)

4.

Đại thi hào Nguyễn Du cũng dành khá nhiều câu trong kiệt tác Truyện Kiều để nói về mùa Xuân, ngoài ra còn nhiều bài thơ viết về mùa Xuân. Mùa Xuân trong thơ Nguyễn Du có khi là bức tranh tươi tắn, cỏ cây hoa lá tốt tươi, thiên nhiên và con người trong một vẻ hài hòa:

Ngày Xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng Ba,

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi Xuân.

(Truyện Kiều)

Nguyễn Du có nhiều khi cảm nhận thời gian trôi nhanh, nhất là mùa Xuân, qua hàng chục bài thơ chữ Hán của mình, nhà thơ thường gửi gắm nỗi niềm tâm sự của một người nhiều lận đận phong trần nhất là những bài viết khi lưu lạc nơi đất Bắc trước khi ra làm quan triều Nguyễn. Chúng ta cùng đọc lại một bài trong số ấy:

Mộ Xuân mạn hứng

(Làm thơ vào cuối Xuân)

Một năm Xuân đẹp chín mươi ngày

Vùn vụt thiều quang ngẫm xót thay

Cõi thế công danh chim cánh lướt

Sân nhàn thời tiết bóng oanh bay

Xét thân không thoát vòng sinh hoại

Lo mãi làm chi cuộc sống này

Rốt cuộc lợi danh tan tác cả

Phải chi sớm học phép tiên hay.

Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng khá nhiều lần nói đến mùa Xuân với những sự nhạy cảm của người phụ nữ khi ý thức về thời gian, tuổi tác khi Chơi Xuân đã biết Xuân chăng tá, với bà sự trở lại của mùa Xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi Xuân:

Ngán nỗi Xuân đi Xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con.

(Tự tình, 1)

5.

Có thể nói trong hàng ngàn bài thơ viết về mùa Xuân thời trung đại đều đặt ra những vấn đề gắn với cuộc sống, nhân sinh tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết chúng tôi chưa có dịp đề cập đến. Điều đó cho ta thấy vị trí mùa Xuân trong thơ trung đại mang một ý nghĩa rất quan trọng, tiếp nhận thơ viết về mùa Xuân thời trung đại giúp chúng ta tiếp tục giải mã những vấn đề còn bỏ ngỏ trước kia.

Để khép lại bài viết nhỏ này tôi xin dẫn lại ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn: “Một vấn đề lý luận nữa cần chú ý khi đọc tác phẩm là mối quan hệ giữa tư tưởng và ngôn từ. Ngôn từ có chức năng chuyển tải tư tưởng, song không phải bao giờ ngôn từ cũng đủ để biểu hiện tư tưởng của tác giả. Một tư tưởng mới có khi vẫn bị khuôn trong hệ thống ngôn từ và biểu tượng cũ.

Hệ từ vựng mà một tác giả sử dụng khi đã tồn tại trong một thời gian nhiều thế kỷ - nhất là ở thời trung đại - có thể trở nên sáo mòn, không phản ánh được đầy đủ những nét riêng ở một tác giả, không đáp ứng được nhu cầu biểu hiện của tác giả. Khi đó nếu chỉ dựa vào nghĩa từ điển của các từ ngữ được sử dụng sẽ không thể hiểu đúng con người nghệ thuật trong văn bản tác phẩm. Khi đó có thể xuất hiện hệ từ vựng mới hoặc phá vỡ nghĩa của từ vựng cũ”.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/mua-xuan-trong-tho-trung-dai-post627826.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/mua-xuan-trong-tho-trung-dai-post627826.html
Bài liên quan
Những cánh hoa mùa Xuân trong văn học
Xuân đã về khắp nơi, từ chốn biên ải xa xôi đến phố phường trẻ trung hiện đại, nơi làng quê thanh bình, yên ả đến biển đảo đầy nắng và gió.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mùa Xuân trong thơ trung đại