So với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, dự thảo Luật mới đã bỏ quy định về mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Mức đóng BHYT hiện được xác định theo tỉ lệ phần trăm tiền lương tháng tính đóng BHXH, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở tùy nhóm tham gia, hiện bằng 4,5% và tối đa 6%.
Bộ Y tế đề xuất lộ trình nâng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) theo hướng tăng tỷ lệ đóng từ năm 2025 để đạt tối đa 6% tiền lương cơ sở hoặc lương tháng vào năm 2035.
Nguyễn Thị Bích Ngân (Đồng Nai) hỏi: "Tôi vừa xin được việc làm tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và được trích nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi mức lương đóng BHXH tối đa trong năm 2024 là bao nhiêu?"
Nhóm 13 hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng kiến nghị giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, song cơ quan Bảo hiểm xã hội cho rằng, cần xem xét kỹ đến khả năng cân đối của quỹ cũng như mối tương quan với các điều kiện hưởng.
Dự kiến, ngày 9/11, Quốc hội sẽ cho ý kiến Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trước thời điểm Quốc hội cho ý kiến những nội dung sửa đổi quan trọng của luật này, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đã góp ý, đề xuất thêm để hoàn thiện dự luật.
Với mức lương cơ sở mới tăng lên 1,8 triệu đồng/người/tháng áp dụng từ ngày 1/7, tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng tăng theo.
Khi mức lương cơ sở tăng từ 1/7/2023, thì mức lương của đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng. Do đó, mức đóng đảng phí của các đối tượng này cũng sẽ thay đổi