Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số

21/08/2023, 12:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thời gian qua, Thái Nguyên đã có nhiều thành tích trong nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Ngoài ra, để tăng cường các kỹ năng, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các khối lớp. Các em còn được tham gia các trò chơi, tìm hiểu về văn hóa dân tộc qua đó góp phần tăng cường sự đoàn kết, gắn bó, giúp các em có ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện.

Kết quả, năm học 2021-2022, trường Phổ thông DTBT THCS Nghinh Tường có 8 học sinh đạt giải, năm học 2022-2023 đạt 13 giải tại các kỳ thi cấp huyện. Đặc biệt, Dự án “Mô hình máy bơm nước tự động dựa trên tác dụng lực của dòng nước” đã đoạt giải Nhì tại cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2022-2023.

Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số ảnh 1
Khu nhà ở dành cho học sinh trường Phổ thông DTBT THCS Nghinh Tường, huyện Võ Nhai.

Chăm lo cho học sinh từ bữa ăn, giấc ngủ đến việc học tập

Còn tại trường Phổ thông DTBT THCS Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm học 2023 – 2024 trường có tổng số 4 lớp với 115 học sinh, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,6%. Để nâng cao chất lượng giáo dục, trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, đẩy mạnh việc dự giờ, thao giảng, động viên giáo viên nêu cao tinh thần tự nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo trong dạy học, chú trọng phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tổ chức tốt các tiết học hướng nghiệp nhằm giúp các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Cùng với việc trang bị kiến thức, nhà trường còn quan tâm đến việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm các điều kiện nuôi dưỡng học sinh nội trú, cũng như tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa phù hợp.

Cô giáo Hoàng Thị Xuyến, giáo viên môn Toán, trường Phổ thông DTBT THCS Sảng Mộc, huyện Võ Nhai cho biết: Ở trường, các em được thầy, cô giáo chăm lo chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ đến việc học tập. Năm học 2022 - 2023, trường có 63 em tham gia học bán trú, thực hiện Nghị định 116, Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, mỗi học sinh bán trú được hưởng 15kg gạo/tháng và gần 600 nghìn đồng/tháng. Nhờ chính sách này, các em học sinh bán trú được ăn 3 bữa/ngày, bữa cơm có đầy đủ thịt, cá, rau... nên phụ huynh yên tâm hơn khi cho con mình đến trường, sức khỏe các em được đảm bảo.

Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao kiến thức cho học sinh, các thầy cô cũng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như kiểm tra khảo sát đầu năm để có định hướng học tập, tổ chức lịch phụ đạo, chia nhóm học sinh, lập phiếu bài tập cho học sinh, dành thời gian kèm thêm những học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường, thuận tiện học sinh ở nội trú, các thầy cô tranh thủ kèm thêm cho học sinh buổi tối. Nhờ đó, các em đều yên tâm tới trường học tập, rèn luyện và đạt nhiều thành tích tốt.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nang-cao-chat-luong-giao-duc-hoc-sinh-vung-dan-toc-thieu-so-post651340.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nang-cao-chat-luong-giao-duc-hoc-sinh-vung-dan-toc-thieu-so-post651340.html
Bài liên quan
Nghi Sơn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Xác định đầu tư cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, với mục tiêu hết năm 2025 có 84% trường học đạt chuẩn quốc gia, những năm qua, ngành Giáo dục thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên, công tác quản lý giáo dục được đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên không ngừng phát triển về mọi mặt.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số