Nâng chất lượng giáo dục mầm non vùng khó

Toán - Đức | 18/05/2022, 06:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Với nỗ lực vượt khó cùng sự đồng lòng, quyết tâm cao, nhiều trường Mầm non tại Thanh Hóa đã duy trì tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%. Đồ dùng học liệu, công tác bán trú đảm bảo việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

Hoạt động vui chơi ngoài trời của các bé Trường Mầm non Cổ Lũng.

“Với cương vị là nhà quản lý giáo dục, gánh trên vai nhiều trách nhiệm, đôi lúc cũng khiến tôi áp lực, lại thiếu một phó hiệu trưởng để san sẻ công việc. Trình độ đào tạo giáo viên chính quy hiện vẫn còn ít; nền kinh tế phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý”, cô Như trải lòng.

Đảm bảo điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Đối với Trường Mầm non Đông Thọ B (TP Thanh Hóa), nhiều năm qua nhà trường luôn giữ vững chất lượng PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, với tỷ lệ trẻ đến trường đúng độ tuổi đạt 100%.

Năm học 2021-2022, nhà trường có tổng số học sinh là 220 theo hồ sơ đăng ký, trong đó tỷ lệ các bé tới trường thường xuyên là 180. Theo cô Lê Thị Lan Anh – Hiệu trưởng nhà trường, một trong những điều kiện thuận lợi của trường đó là môi trường học tập đảm bảo xanh – sạch – đẹp và an toàn.

Bên cạnh đó, đồ dùng học liệu, đồ chơi cho bé, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học, công tác bán trú luôn đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

“Với nhà trường, công tác xã hội hóa về đồ dùng học liệu, đồ chơi cho các con thực hiện rất tốt, nhận được sự quan tâm, đồng tình của phụ huynh học sinh. Mặc dù, mặt bằng đời sống tại đây tuy chưa cao song phụ huynh luôn có ý thức về xã hội hóa và rất ủng hộ chủ trương, đường lối của nhà trường.

Trung bình mỗi năm nhà trường huy động khoảng 60 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa”, cô Lan Anh chia sẻ.

Chương trình văn nghệ đặc sắc của trẻ Trường Mầm non Đông Thọ B.

Theo Hiệu trưởng Lê Thị Lan Anh, những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường.

“Mặc dù trường vẫn còn số lượng GV hợp đồng, song các cô rất gắn bó, chịu thương, chịu khó, nhiệt tình chấp nhận khó khăn. Vì vậy, cũng đỡ đi nỗi lo phần nào cho BGH”, cô Lan Anh nói.

Bên cạnh những thuận lợi, cô Lan Anh cho rằng, hiện nay nhà trường cũng đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Ngoài thiếu GV đứng lớp, khó khăn lớn nhất hiện nay là các tòa nhà phục vụ dạy và học được xây dựng theo thiết kế từ những năm 1990 nên phòng chật hẹp, nhiều hạng mục xuống cấp, nhất là khu vực nhà bếp.

“Theo kế hoạch, tháng 11 tới nhà trường sẽ công nhận lại đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Hiện, UBND phường cũng đã làm việc với nhà trường, tiến hành khảo sát để có kế hoạch cải tạo, tu bổ”, cô Lan Anh chia sẻ.

Đối với công tác giáo dục kỹ năng cho trẻ, cô Lan Anh cho biết, nhà trường luôn chú trọng tổ chức thường xuyên, xuyên suốt năm học thông qua các hoạt động học tập, vui chơi hàng ngày. Các hoạt động này giúp trẻ cải thiện và nâng cao những kỹ năng cần thiết.

Ngoài đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2016, Trường Mầm non Đông Thọ B đã đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh năm 2021, Đơn vị kiểu mẫu năm 2020…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nang-chat-luong-giao-duc-mam-non-vung-kho-thanh-qua-tu-no-luc-lon-lao-TQzZXNung.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nang-chat-luong-giao-duc-mam-non-vung-kho-thanh-qua-tu-no-luc-lon-lao-TQzZXNung.html
Bài liên quan
Ukraine: Sinh viên quốc tế tìm cách duy trì việc học
Bị mắc kẹt giữa cuộc chiến Nga – Ukraine, hàng nghìn sinh viên quốc tế đang tìm cách để tiếp tục việc học.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng chất lượng giáo dục mầm non vùng khó