Năng lực - yếu tố quyết định trong chọn nghề

28/03/2024, 07:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong thời đại 4.0, việc sở hữu kinh nghiệm cũng như tay nghề cao sẽ thu hút nhà tuyển dụng.

- Nhiều học sinh ngày càng nhận thấy lợi ích của việc học trung cấp hoặc cao đẳng nghề. Ông hãy cho biết ưu điểm của lựa chọn này?

- Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi việc học nghề đang khá phổ biến và được khuyến khích nhằm phân luồng nguồn nhân lực, cân bằng nhu cầu xã hội cũng như đảm bảo bài toán kinh tế.

Học nghề, cái lợi thế dễ thấy nhất là học nhanh, đi làm được ngay, thời gian đào tạo ngắn, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Người học có thể tham gia vào thị trường lao động sớm, có thu nhập ổn định và tiếp tục học cao lên nếu có nhu cầu. Khi đã nắm vững công việc thực tế, những kiến thức sẽ dễ dàng tiếp thu hơn, đạt hiệu quả tốt hơn.

Thực tế cho thấy, các nhà tuyển dụng nay đã không còn coi trọng bằng đại học hay cao đẳng mà chủ yếu yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và tác phong, thái độ làm việc. Tức năng lực thực sự mới là yếu tố quyết định đến việc ứng viên đó có được lựa chọn hay không chứ không phải tấm bằng.

- Thưa ông, học sinh theo học các trường nghề được thực tập tại các doanh nghiệp từ sớm có những thuận lợi gì trong hành trang của mình?

- Thực tập sớm tại các doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp sinh viên cập nhật kiến thức thực tế, có cái nhìn cận cảnh hơn về môi trường làm việc trong tương lai. Hoạt động này ngày càng được chú trọng, nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng.

Trong quá trình thực tập, sinh viên có cơ hội lắng nghe chia sẻ về các kỹ năng; vị trí công việc và mô hình tổ chức phòng ban tại công ty; cơ hội nghề nghiệp; kinh nghiệm làm việc; các tiêu chí tuyển dụng doanh nghiệp cần ở ứng viên, các chia sẻ của quá trình làm việc của các lãnh đạo doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên còn hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp, quan sát cách bài trí, không gian làm việc chuyên nghiệp. Từ đó, sinh viên nắm được tiêu chí tuyển chọn nhân sự của của các doanh nghiệp để phần nào tự đánh giá được khả năng của bản thân và chủ động cải thiện năng lực.

Những chuyến thực tập như vậy không chỉ giúp sinh viên nâng cao về kiến thức và kỹ năng, mà quan trọng hơn hết là sinh viên có thể định hình được thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp trong học tập cũng như công việc để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nang-luc-yeu-to-quyet-dinh-trong-chon-nghe-post676798.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nang-luc-yeu-to-quyet-dinh-trong-chon-nghe-post676798.html
Bài liên quan
Những điểm mới trong dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 24/2021/TT-BGDĐT ngày 8/9/2021, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năng lực - yếu tố quyết định trong chọn nghề