Nên để trẻ tin rằng “Mình không kém hơn người khác”

Hà Minh | 27/11/2023, 08:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Không ai có thể tự làm tất cả mọi việc, mỗi người đều cần phải có niềm tin về năng lực của chính mình. Chỉ có thể xây dựng niềm tin từ bé, trẻ em mới trở nên bản lĩnh, vững vàng trước những khó khăn: “Mình không kém hơn người khác”.

tre-em.jpeg

Xuất bản

Nên để trẻ tin rằng “Mình không kém hơn người khác”

Tự tin thì mới tự chủ

Tự tin là khởi điểm của thành công, là lực lượng tiên phong.  Cha mẹ nên để cho con ngay từ nhỏ nhìn thấy sở trường của mình, để chúng tin tưởng vào bản thân mình rằng: “Mình không ngu hơn người khác”. “Những việc người khác có thể làm được thì mình cũng có thể làm được”. Nếu con bạn xây dựng được quan niệm này sẽ có tính độc lập rất cao, sớm đạt được những thành tích cao bằng chính nỗ lực của bản thân.

Lòng tự tin là một phẩm chất quan trọng của con người. Nó được xây dựng trên cơ sở ý thức trưởng thành của mỗi cá nhân, là nội dung quan trọng của tinh thần tự chủ. Người có lòng tự tin cao, tin tưởng vào khả năng của mình, không chỉ dựa vào giúp đỡ, xác định và tin tưởng mình nhất dịnh sẽ làm được bằng chính sự nỗ lực. Bởi vậy, lòng tự tin là điều kiện cần thiết để đạt được những thành tựu trong sự nghiệp mỗi người.

Một số nghiên cứu cho thấy, một người muốn đạt được những thành tựu, ngoài trí tuệ phát triển tốt, còn phải có phẩm chất tính cách tốt, trong đó cái quan trọng nhất là tính độc lập và lòng tự tin. Phần lớn những nhà khoa học có những cống hiến nổi bật trong lĩnh vực khoa học đều có lòng tự tin mãnh liệt.

hinh-anh-tre-em-2.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Hình thành lòng tự tin của con trẻ như thế nào?

Lòng tự tin của con cái được hình thành trong cuộc sống thực tiễn thông qua những trải nghiệm của bản thân và sự giáo dục phù hợp. Trẻ thơ đến với thế giới này, không hiểu về mình và môi trường xung quanh, chúng chỉ tích lũy những trải nghiệm của thành công hay thất bại thông qua hoạt đông, thực tiễn mới có thể nhận thức được năng lực của mình. Bởi vậy cha mẹ nên khích lệ chúng thử sức xem sao.

Không được tuyên truyền quan niệm tiêu cực

Nếu bố mẹ phủ nhận hành động muốn thử khả năng của con cái mình sẽ là làm tổn thương lòng tự tin của con, điều này cũng tương tự như việc dội nước lạnh vào sự trưởng thành của con.

Con không biết đi xe đạp, cha mẹ có thể giúp con, để con đặt chân lên bàn đạp rồi đẩy xe chạy, lần đầu tiên thử nghiệm một chút hương vị của việc “đi xe đạp”. Cha mẹ có thể mua cho con một chiếc xe đạp nhỏ có bánh đỡ 2 bên, sẽ có một ngày con sẽ tập đi xe được. Con muốn bơi, có thể đưa cho con một chiếc phao cứu hộ, để cho con đùa chơi trong nước, làm những động tác bơi, trẻ sẽ rất vui mừng. Con đã thực hiện được mong muốn của mình thì sẽ tăng thêm một phần tự tin. Đây sẽ là khởi đầu tốt đẹp trên con đường đời của con.

Hãy khích lệ tính mạo hiểm ở con trẻ

Con người nên có những tìm tòi, theo đuổi, Những điều này được bắt đầu từ việc bồi dưỡng tính độc lập và tính tự chủ từ nhỏ. Con cái vốn không hiểu, chúng thích mạo hiểm, chơi những trò chơi nguy hiểm, tinh thần tích cực tìm tòi khám phá và lòng tự tin chính là được nảy sinh từ đây. Cha mẹ không nên suốt ngày chỉ lo lắng, quát mắng. Như vậy, những thể nghiệm mới của trẻ sẽ bị chìm mất. Hãy cho trẻ thử một chút nếu không muốn con trẻ luôn nhút nhát.

Việc giáo dục trẻ tại Mỹ rất chú ý để trẻ thể nghiệm các loại cảm giác trong các hoạt động, đặc biệt là những hoạt động mạo hiểm. Tại Mỹ trong những lớp nhỏ của nhà trẻ, khi chơi xếp hình, cô giáo khích lệ những đứa trẻ 2 tuổi tạo nguy hiểm bằng cách mang từng miếng ghép chất lên cao, cô giáo cho rằng, nguồn tự tin của trẻ chính là ở sự kích động mạo hiểm và sự thể nghiệm thất vọng.

Dũng cảm khắc phục khó khăn

Trẻ gây dựng lòng tự tin từ việc không ngừng khắc phục khó khăn. Con cái tạo dựng được dũng khí và lòng tự tin trong việc khắc phục hàng loạt những khó khăn. Tinh thần tiến thủ tích cực, không sợ khó khăn nguy hiểm là do cha mẹ đã dũng cảm yên tâm và nới lỏng quản lý để bồi dưỡng thành.

Tuyên truyền ý thức tích cực

Cha mẹ hãy nói với con: “Con có thể…”. Sự tín nhiệm và đánh giá của bạn với con cái có ảnh hưởng to lớn đối với việc tạo dựng lòng tin của trẻ. Kinh nghiệm của trẻ là rất hạn chế, sự tự tin của nó bước đầu được xây dựng trên phản ánh của người khác. Nếu như đứa trẻ cho rằng mình ghét cái này, người khác thích cái kia và mỗi người sẽ có khả năng nhất định, thì nó sẽ biết tiến lên phía trước, tràn đầy tự tin với bản thân. Điều đó chúng ta nên mỉm cười, tán thưởng để khích lệ con.

Khi con làm chiếc diều gió nhưng mãi vẫn không làm được, bạn hãy nói rằng “Con có thể làm được, hãy thử làm một lần nữa xem sao?” Nhưng đừng có trách móc con. Bởi cha mẹ cho rằng con không làm được thì con sẽ nghĩ không làm được thật. Chỉ với sự khích lệ của cha mẹ, con mới làm được.

Coi trọng thành tích của con

Dạy con làm việc gì đều phải tạo điều kiện cho con đạt được thành công, thể nghiệm được sự vui vẻ của thành công, nó sẽ dốc toàn bộ nhiệt tình và sự thông minh tài trí để giành những thành công mới. Đồng thời, khi cha mẹ lựa chọn mục tiêu cho con, nhất định phải phù hợp với khả năng của chúng. Sự việc quá phức tạp, thất bại liên tiếp, sẽ khiến cho con cái nảy sinh tâm lý nhút nhát, tự ti, mất đi niềm tin vào khả năng của mình.

Tâm lý học gọi đó là “Không hỗ trợ học tập”, tức là bất lực trước khó khăn, sợ khó khăn, thiếu khả năng cạnh tranh, không muốn bỏ ra nỗ lực và thử nghiệm nhiều hơn.

Giúp con cái xây dựng niềm tự tin là một bí quyết để con cái nhanh chóng trưởng thành, nó khiến cho con trẻ biết tự tin dể có thể chiến thắng bất cứ khó khăn nào./.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nên để trẻ tin rằng “Mình không kém hơn người khác”