Chưa hết, mới đây sau khi quận 7 thí điểm được phép cho mở cửa lại một số hoạt động, chị Loan cho hay khá bất ngờ khi hỏi mua thùng bia Heineken xanh thì cũng được báo tăng lên 400.000 đồng (tăng thêm khoảng 3%).
Cần chia sẻ khó khăn với người dùng
Hầu như tất cả người bán đều giải thích việc tăng giá sản phẩm trong thời gian dịch diễn biến nặng nề đều cho rằng vì các loại chi phí liên quan đều lên cao.
Nhưng theo bà Nguyễn Thị Hiếu, chủ một vựa rau củ tại Đà Lạt, việc nhiều loại rau củ tại TP.HCM tăng gấp 2 hay gấp 3-4 lần ngày thường là vì người bán vẫn muốn có lời quá cao.
Thậm chí giá mua rau củ tại vườn rất thấp vì đang vào vụ thu hoạch, cộng thêm chi phí vận chuyển về TP.HCM cũng không thể nào tăng gấp đôi. Tương tự, bà cũng cho rằng việc các tiểu thương khác đều chịu ảnh hưởng khó khăn hay chi phí đầu vào đi lên trong thời gian qua nhưng tại sao họ vẫn giữ nguyên giá bán?
Trong khi đó, vẫn có nhiều doanh nghiệp dù đối diện với bao khó khăn, nhất là chi phí gia tăng nhưng vẫn nỗ lực sản xuất, ổn định giá bán đến tay người tiêu dùng.
Đại diện một hệ thống bán lẻ lớn tại TP.HCM cho hay có nhiều thời điểm họ phải bán dưới giá thành, chấp nhận lỗ để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Bởi lúc này không phải là thời điểm để tính đến việc phải duy trì mức lãi như trước đây mà quan trọng hơn là phải đồng hành cùng đối tác, khách hàng.
Do vậy, ở thời điểm này, việc các doanh nghiệp cố gắng bình ổn giá cũng là một hình thức chia sẻ những khó khăn với người tiêu dùng bởi đó cũng có thể chính là khách hàng của chính họ.