Nguồn tin nói rằng: "YG Entertainment - công ty chủ quản của nhiều ngôi sao nổi tiếng như G-Dragon (BigBang), BlackPink - đã xây dựng hình ảnh cho những thần tượng của mình từ âm nhạc rồi sau đó mở rộng sang thời trang". Người này quan điểm rằng nếu nóng vội để những thần tượng ở độ tuổi thanh thiếu niên sớm làm đại sứ cho các thương hiệu, sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và thói quen tiêu dùng của người hâm mộ trẻ.
Khi các thương hiệu xa xỉ toàn cầu liên tiếp gửi lời mời làm đại sứ tới các ngôi sao Kpop, phụ huynh lo lắng rằng việc này kích thích văn hóa tiêu dùng xa xỉ của thanh thiếu niên.
Báo cáo gần đây của Bloomberg News cho biết mức tiêu thụ hàng xa xỉ tính theo bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt mức cao nhất thế giới trong một bài báo có tiêu đề "Người tiêu dùng hàng xa xỉ lớn nhất thế giới là những người Hàn Quốc yêu thích hàng hiệu".
Đồng thời, trang này trích dẫn sự lan truyền thông tin và xu hướng từ các phương tiện truyền thông xã hội như Instagram hay trang cá nhân của những người nổi tiếng với tư cách là đại sứ cho hàng xa xỉ là những yếu tố kích thích thói quen tiêu dùng đồ xa xỉ của giới trẻ Hàn Quốc.
Một số ý kiến cho rằng việc chọn các ngôi sao tuổi teen Kpop làm đại sứ cho những thương hiệu xa xỉ cũng là cách giúp đẩy giá của những món đồ này ngày càng tăng cao. Một chuyên gia thời trang nói rằng: "Việc số lượng lớn các ngôi sao Kpop được chọn làm đại sứ thương hiệu xa xỉ đã giúp nâng cao uy tín quốc gia nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến thói quen dùng đồ hiệu".
Ngoài ra, ngân hàng CNBC ước tính chi tiêu của người dân Hàn Quốc cho những món đồ hiệu tăng 24%, cụ thể là 16,8 tỷ USD trong năm 2022 với trung bình khoảng 325 USD/người. Theo Morgan Stanley, mức bình quân đầu người về chi tiêu cho hàng hiệu ở Hàn Quốc cao gấp nhiều lần so với thị trường Trung Quốc và Mỹ, chỉ 55 USD và 280 USD.