Sinh viên CNTT tạo game trực tuyến giúp giới trẻ ứng xử trên mạng

PV | 07/01/2023, 15:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Sinh viên Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ RMIT Việt Nam đã phát triển một game vui dễ chơi về an ninh mạng hướng đến học sinh trung học.

Sinh viên Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ RMIT Việt Nam đã phát triển một game vui dễ chơi về an ninh mạng hướng đến học sinh trung học để trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản về thế giới mạng.

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) La Trần Hải Đăng nghĩ mình đã khá rành về an ninh mạng khi được giao nhiệm vụ xây dựng nội dung cho loạt chương trình ngoại khóa theo định dạng game cho Trung tâm Xuất sắc kỹ thuật số (CODE) RMIT Việt Nam, với mục tiêu tạo cơ hội cho học sinh thực hành an ninh mạng cá nhân đơn giản nhằm giảm nguy cơ bị tấn công lừa đảo.

hinh-dai-dien-thumbnail-.jpg
Sinh viên ngành CNTT RMIT Việt Nam La Trần Hải Đăng đã phát triển một game vui vui và dễ chơi về an ninh mạng cho học sinh trung học để trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản về thế giới ảo.

“Là sinh viên năm ba ngành CNTT, tôi nghĩ mình cũng đã biết khá đủ về thế giới ảo”, Đăng chia sẻ. “Cho đến khi bắt tay vào làm nghiên cứu để xây dựng game tôi mới thấy vẫn còn nhiều điều mình cần phải học hỏi. Nhờ những ngày miệt mài làm nghiên cứu về tấn công giả mạo và tấn công mạng ở Việt Nam, tôi mới biết thế nào là một mật khẩu mạnh và hành vi nguy hiểm nào mà các bạn trẻ ở Việt Nam thường hay thực hiện trên mạng”.

Theo công ty an toàn mạng toàn cầu Kaspersky, Việt Nam nằm trong nhóm các mục tiêu hàng đầu của tội phạm tấn công giả mạo ở khu vực Đông Nam Á. Riêng tháng đầu tiên của năm 2022 đã ghi nhận 1.383 vụ tấn công mạng trên khắp Việt Nam, tăng hơn 10% so với tháng 12/2021 (theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia NCSC).

Đăng đã mất hơn bốn tháng mới có thể đưa game ra mắt người chơi.

Đăng chia sẻ: “Game gồm ba phần chính: phát hiện tấn công giả mạo, tấn công brute force và các nguy cơ trên mạng. Người chơi phải xác định xem đâu là email, quảng cáo, trang web và tin nhắn không giả mạo, tương tự với các hoạt động thường nhật mà họ thường gặp phải chẳng hạn như khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng ví điện tử, kiểm tra độ mạnh của mật khẩu họ đang dùng trên ổ khóa 3 chữ số, và nhập vai một sinh viên để đưa ra quyết định giúp người này bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ trên mạng trong hoạt động hằng ngày”.

hinh-bo-sung-2-hoat-dong-ngoai-khoa-ve-an-toan-mang.jpg
Chuỗi hoạt động ngoại khóa của Trung tâm xuất sắc Kỹ thuật số (CODE) RMIT Việt Nam, ra mắt vào tháng 5/2022, thu hút 1.800 học sinh từ 12 tỉnh thành trên khắp Việt Nam.

Kể từ khi chuỗi hoạt động ngoại khóa ra mắt vào tháng 5/2022 , hơn 1.800 học sinh từ 12 tỉnh thành trên khắp Việt Nam đã vui vẻ “bị lừa” trong game do Đăng tạo ra, đồng thời trang bị được một số kiến thức chuẩn bị sẵn sàng cho thế giới ngày càng ảo này.

Cô Huỳnh Thục Yến, trưởng nhóm Tiếp cận và tương tác số trực thuộc CODE, cho biết với việc Bộ GD&ĐT thêm bộ môn công nghệ thông tin vào bộ sách giáo khoa mới, chuỗi hoạt động ngoại khóa mà Đăng hỗ trợ xây dựng phần mềm đem đến cho giáo viên trung học một công cụ đổi mới sáng tạo và tương tác, giúp tăng nhận thức về an toàn mạng cho học sinh.

Đây là một nhiệm vụ mà bản thân Đăng cũng được lợi vì không gì bằng việc học từ kinh nghiệm thực tế.

“Ngoài kiến thức mở rộng về an ninh mạng mà tôi học thêm được, việc phát triển web từ back end (những phần ẩn sâu bên trong) và front end (những phần nhìn thấy được của web), khái niệm cơ sở dữ liệu thực tế, quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý dự án, v.v. là những ‘chiến lợi phẩm’ tôi thu được từ cơ hội thực hiện dự án cho CODE”, Đăng nói.

hinh-2.jpg

“Một trong những môn mà Đăng từng học trong chương trình IT là lập trình web đã giúp em rất nhiều trong việc thực hiện dự án một cách thành công”. Đăng cho biết.

Đăng còn là thành viên của đội RMIT-badger gồm ba sinh viên Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ đã giành thứ hạng 21 toàn cầu tại giải đua AWS DeepRacer tổ chức bởi nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới – Amazon Web Services. Đăng đã làm việc cho CODE được hơn một năm với vị trí Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật bán thời gian.

“Tôi không nghĩ mình có được nhiều cơ hội để trưởng thành đến vậy khi mới bước chân vào RMIT”, Đăng chia sẻ. “Nhưng tôi đã đến được đây, tận dụng tối đa mọi cơ hội và háo hứng chờ đến lễ tốt nghiệp của mình vào năm 2024”.

Bài liên quan
Từ cánh đồng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải đến Đại học RMIT
(GDTĐ) - Từ Mù Cang Chải, cô gái H’mông bé nhỏ Hảng Thị Lỳ đã nỗ lực hết mình để bước chân vào một trong những trường đại học quốc tế có tiếng ở Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên CNTT tạo game trực tuyến giúp giới trẻ ứng xử trên mạng