Nguyên nhân sâu xa Pháp không tham gia sáng kiến Lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu

Công Thuận | 28/06/2023, 07:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Pháp không muốn cuộc xung đột Nga - Ukraine xác định hướng phát triển năng lực quân sự của các nước NATO.

Đây là những thiết bị mà quân đội Đức sử dụng hoặc sẽ sử dụng: hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn IRIS-T SLM của Đức, hệ thống phòng không tầm trung Patriot của Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow-3 của Israel - Mỹ. Khi công bố ESSI, Berlin có mục tiêu tăng cường năng lực của chính họ, thể hiện mình là một đồng minh có trách nhiệm cam kết xây dựng các khả năng quan trọng và còn thiếu trong NATO.

Kể từ khi bắt đầu triển khai sáng kiến ​​trên vào tháng 5 năm nay, Estonia và Latvia đã khởi động việc đàm phán với nhà sản xuất về việc mua chung hệ thống IRIS-T SLM. Vào giữa tháng 6, Ủy ban ngân sách của Quốc hội Đức đã thông qua việc tài trợ cho mua 6 bệ phóng của hệ thống này (tổng chi phí - 950 triệu euro) và bắt đầu mua ba hệ thống Arrow-3 (560 triệu euro đã được phân bổ đợt đầu tiên, trong tổng giá trị hợp đồng là gần 4 tỷ euro). Hiện tại, Đức có khả năng hạn chế về phòng không tầm ngắn và tầm xa – nước này chỉ có 11 hệ thống Patriot tầm trung được hiện đại hóa (sau khi chuyển giao một hệ thống cho Ukraine).

Pháp đã không tham gia sáng kiến ​​của Đức, coi ESSI là bất lợi từ góc độ lợi ích thương mại của mình, cùng với Italy. Nước này cũng sản xuất hệ thống tên lửa tầm trung SAMP/T. Quân đội Pháp có 8 hệ thống SAMP/T và đang bắt đầu hiện đại hóa chúng. Nước này cũng có 4 hệ thống Crotale NG tầm ngắn.

Trong ESSI, Pháp nhận thấy không chỉ có các công nghệ của Đức mà cả các công nghệ ngoài châu Âu (Mỹ và Israel). Do đó, trong bài phát biểu của ông Macron tại cuộc họp trên cũng cho thấy quan điểm khác từ Paris về phát triển năng lực phòng không ở châu Âu. Pháp không muốn cuộc xung đột Nga - Ukraine, được ông Macron định nghĩa là một cuộc xung đột "lỗi thời", xác định hướng phát triển khả năng quân sự của các nước NATO.

Trong khi coi nguy cơ NATO bị tấn công là thấp và mặc dù sẵn sàng hỗ trợ tăng cường phòng thủ tập thể ở mức độ hạn chế, Pháp muốn các nước NATO ở châu Âu đầu tư vào cơ sở công nghiệp và công nghệ của riêng họ thay vì mua vũ khí của nước ngoài, cũng như nên tính đến các mối đe dọa mới đối với không gian mạng, trong không gian hoặc đối với cơ sở hạ tầng dưới đáy biển, và trong lĩnh vực phòng không là đối phó với máy bay không người lái tấn công.

Những ưu tiên như vậy có trong dự luật của Pháp về lập kế hoạch chi tiêu quân sự trong giai đoạn 2024 - 2030, hiện đang được xem xét. Ngoài ra, Paris coi khái niệm "Lá chắn tên lửa châu Âu" mở rộng không chỉ tốn kém và không thực tế, mà còn gây tranh cãi từ góc độ chiến lược. Theo đó, chỉ riêng khả năng răn đe hạt nhân đã bảo vệ đáng kể trước một cuộc tấn công tiềm tàng.

Ngoài ra, Tổng thống Macron cũng lo ngại rằng việc tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ tên lửa chống lại tên lửa đạn đạo (hệ thống Arrow-3) có thể thúc đẩy Nga phát triển hơn nữa các khả năng tấn công sẽ làm suy yếu lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp. Paris đã nhắc lại điều khoản của Tuyên bố Thượng đỉnh NATO năm 2012 rằng "phòng thủ tên lửa không thể thay thế vũ khí hạt nhân".

Theo Báo tin tức
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/nguyen-nhan-sau-xa-phap-khong-tham-gia-sang-kien-la-chan-phong-thu-ten-lua-chau-au-20230627153511927.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/nguyen-nhan-sau-xa-phap-khong-tham-gia-sang-kien-la-chan-phong-thu-ten-lua-chau-au-20230627153511927.htm
Bài liên quan
Cô Dương Thị Hoài Hương: Người tiên phong và lan tỏa phương pháp Montessori tại Việt Nam
Cô Dương Thị Hoài Hương là một trong những người đi đầu trong phương pháp Montessori tại Việt Nam. Mới đây, cô đã tham gia hội nghị Montessori được tổ chức tại Côn Minh, Trung Quốc với bài phát biểu ấn tượng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyên nhân sâu xa Pháp không tham gia sáng kiến Lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu