Nhân Ngày thương binh - liệt sĩ, bàn về đạo hiếu người Việt

Trần Hoà | 27/07/2022, 08:49
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Từ xa xưa, tiền nhân đã để lại những câu ca dao – tục ngữ nhằm nhắc nhở con cháu luôn phải làm tròn đạo hiếu.

Và còn đó những người thương binh nặng, ngày ngày phải chiến đấu với chính mình. Tôi từng có dịp đến thăm Trung tâm điều dưỡng Thương bệnh binh nặng Liêm Cần (Hà Nam). Ở đó có người thương binh tên là Đoàn Quốc Việt mất hoàn toàn 100% sức khỏe. Cứ khi nào tỉnh táo, ông lại nài nỉ: “Xin cán bộ cho tôi 2% sức khỏe để còn được làm người”.

Ở nhiều ngôi chùa, tu viện, trại phong… chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những nữ tu sĩ từng là thanh niên xung phong. Họ đã cống hiến cả thanh xuân cho đất nước, đến khi hòa bình họ đành gửi mình nơi cửa thiền – vì nhiều lý do: Người thì bị nhiễm chất độc da cam, người thì quá lứa do trai tráng cùng thời số nhiều thành liệt sĩ, người thì bị ám ảnh bom đạn.

Trong chiến tranh, họ đã cùng nhau sống và chiến đấu đến cùng. Khi hòa bình, họ lại sống cùng nhau, nâng đỡ nhau bằng tất cả tình thương mến của tình đồng chí, đồng đội và tình “chị ngã em nâng”.

Quan điểm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” thể hiện tính nhân văn trong cách đối nhân xử thế và nét nhân hậu khoan dung trong văn hóa người Việt. Nhưng, chúng ta cũng có quyền nhìn lại quá khứ để không quên những gì đã xảy ra với Tổ quốc.

Trong dòng chảy của sự phát triển, người Việt chưa bao giờ quên nghĩa tình đồng bào. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” gắn với hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ làm tốt hoạt động này trong phạm vi Nhà nước hay hội đoàn nào đó tổ chức.

Với mỗi cá nhân, có lẽ cũng khá hiếm hoi ai đó – tự thân đến thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, phục vụ thương binh hay giúp đỡ chia sẻ với những nữ thanh niên xung phong đang gửi mình nơi cửa Phật. Đó chính là một thiếu sót trong văn hóa ứng xử của chúng ta!

Đạo hiếu không hẳn phải chờ dịp mới tỏ bày, hay chờ ngày mới thể hiện – vì đó là hoạt động cần tu dưỡng thường xuyên và liên tục. Trong dòng chảy của văn hóa, đạo hiếu đứng đầu và là yếu tố quyết định nền văn hóa của một dân tộc.

Bài liên quan
'Lỗi văn hóa' nhìn từ vụ hai nghệ sĩ Việt tại Tây Ban Nha
Trong tuần qua, vụ việc nghệ sĩ Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng bị tố cưỡng hiếp thiếu nữ 17 tuổi người Anh đi nghỉ cùng gia đình tại Tây Ban Nha, khiến dư luận xôn xao.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân Ngày thương binh - liệt sĩ, bàn về đạo hiếu người Việt