1. Quá lười ăn sáng
Bữa sáng rất quan trọng, khoảng 30% năng lượng hằng ngày mà cơ thể con người cần đến từ bữa sáng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên, nhân viên văn phòng thường bỏ bữa sáng để ngủ lâu hơn, ngày nghỉ thường ngủ đến trưa, ăn sáng liền với ăn trưa.
Bỏ bữa sáng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, dễ mắc các triệu chứng hạ đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu; tuyến giáp và các hệ thống nội tiết khác cũng dễ bị rối loạn, khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ dẫn đến táo bón, viêm dạ dày, sỏi mật và các bệnh khác tăng lên.
Đảm bảo ăn sáng đúng giờ, tốt nhất không nên muộn hơn 9:30 và nên đủ chất dinh dưỡng.
2. Lười vận động
Nhiều người thường ngồi rất lâu trong văn phòng, lười vận động. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngồi lâu sẽ làm chậm nhu động ruột, tăng nguy cơ viêm ruột thậm chí ung thư ruột kết, đồng thời dẫn đến béo phì, béo phì là nguy cơ cao dẫn đến các bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.
Mọi người nên đứng dậy đi lại thường xuyên, đồng thời kiên trì tập thể dục cường độ vừa phải 30-40 phút mỗi ngày để kiểm soát chất béo và giảm cân.
3. Lười khám sức khỏe, bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh sớm
Nhiều bệnh, trong đó có ung thư, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, mọi người lại lười đến bệnh viện khám, bỏ qua các dấu hiệu ung thư trên cơ thể, bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất, chần chừ trở thành bệnh nan y.
Ví dụ, tỷ lệ sống sót trung bình 5 năm của ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu cao tới 90%, trong khi tỷ lệ sống sót ở giai đoạn muộn chỉ là 14%. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao và cần chú trọng tầm soát ung thư, phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm ung thư.