Liên quan đến vụ viêc này, Đại uý Nguyễn Kim Thịnh, Phó Đội trưởng Đội An ninh, Công an huyện Kiến Thụy, Hải Phòng cho biết: "Chúng tôi đã triển khai xác minh số điện thoại, tài khoản Zalo của đối tượng hối thúc người dân chuyển tiền và số tiền cũng như thân nhân lai lịch của người dân. Kết quả là số điện thoại có đầu số từ nước ngoài, Zalo cũng chỉ là tài khoản ảo không liên lạc được. Còn người dân thì cũng là người thật thà, chưa có tiền án tiền sự và số tiền cũng là do làm ăn tích cóp nhiều năm. Nên chúng tôi nhận định đây là vụ việc có dấu hiệu lừa đảo"...
Quá trình kết bạn, hẹn hò qua mạng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo.
Trên Fanpage của một chi nhánh ngân hàng khác cũng vừa phát đi cảnh báo lừa đảo. Đại diện chi nhánh cho biết, quá trình kết bạn, hẹn hò qua mạng, 1 phụ nữ trung niên đã được 1 đối tượng hứa hẹn tặng những món quà đắt tiền, rồi hối thúc chuyển tiền để làm thủ tục nhận quà. Cũng rất may là trong lúc làm thủ tục chuyển tiền tại đây, vụ việc đã được phát hiện và kịp thời ngăn chặn.
Lừa đảo qua điện thoại và internet là một vấn nạn ở nhiều quốc gia, không chỉ gây thiệt hại về tiền bạc mà còn xâm phạm quyền riêng tư của người dân.
Ông bà ta đã có câu: "Đề phòng người ngay, không phòng kẻ gian".
Bởi lẽ kẻ gian thì có quá nhiều thủ đoạn khiến chúng ta có đề phòng vẫn mắc bẫy. Khi công nghệ phát triển thì các thủ đoạn lừa đảo càng tinh vi hơn. Đánh vào tâm lý lo sợ, đánh vào lòng tham của người khác... chúng dễ dàng lừa đảo được mọi người.
Lừa đảo để chiếm đoạt tín dụng không còn là câu chuyện mới, nhưng thủ đoạn lừa đảo thì ngày càng đổi mới cho dù các ngân hàng, các tổng đài đã phát đi các thông tin để cảnh báo người dân. Chính vì vậy, ngoài việc các Bộ, ngành tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, đưa ra các cảnh báo… thì chính mỗi người dân cũng nên cẩn trọng và tỉnh táo khi nhận được các cuộc gọi hoặc thông báo bất thường.
Cùng trao đổi về vấn đề này tại trường quay với Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam – NCS.