Những lưu ý khi trẻ đi học trở lại trong bối cảnh Covid-19

Vân Huyền | 11/02/2022, 17:25
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - TS.BS. Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ cách phòng ngừa Covid-19, ứng phó khi trẻ nhiễm bệnh.

TS.BS Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong thời điểm hiện nay, vào những giai đoạn trước khi dịch Covid-19 xảy ra, trẻ em rất dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, ẩm, chênh lệch nhiệt độ các thời điểm trong ngày lớn, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc.

"Do vậy, trẻ đều có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có Covid-19. Chính vì vậy, vai trò của cha mẹ, thầy cô giáo rất quan trọng khi hướng dẫn các cháu những biện pháp phòng chống nhiễm bệnh. Đặc biệt là sau khoảng thời gian dài các cháu sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh. Do đó, các kỹ năng phòng vệ cần phải được rèn luyện, nhắc nhở thường xuyên", TS Nam nhấn mạnh.

tre-di-hoc-tro-lai1.jpg

Nhằm tăng sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ trước khi trở lại trường, TS.BS. Nguyễn Thành Nam khuyến cáo:

-  Tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế

- Tăng cường sức đề kháng: dinh dưỡng, tập luyện, tránh thừa cân béo phì

- Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính

- Tránh nhiễm lạnh

- Đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập

- Vệ sinh bàn tay

- Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác

- Hướng dẫn, tập luyện thường xuyên các biện pháp phòng chống

- Hướng dẫn để rác thải đúng nơi quy định

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ: Sốt, viêm hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ ... cần kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác khi chưa có kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà là: trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh. Trẻ vẫn đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.

tre-di-hoc-tro-lai2.jpg
TS.BS Nguyễn Thành Nam thăm khám cho bệnh nhi. 

Gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ:

- Trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường < 60 lần/phút

- Trẻ 2 tháng - 12 tháng nhịp thở bình thường < 50 lần/phút

- Trẻ > 12 tháng nhịp thở bình thường < 40 lần/phút

- trẻ=""> 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút

->

- Trẻ > 12 tuổi theo các chỉ số tương tự người lớn

Các thuốc có thể dự phòng gồm:

+ Hạ sốt

+ Bù nước điện giải

+ Có thể bổ sung Vitamin tổng hợp

+ Thuốc điều trị ngạt tắc mũi

+ Thuốc ho

Lưu ý, cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên cho trẻ tự uống ngoài những thuốc được khuyến cáo ở trên.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi có những triệu chứng sau:

+ Sốt cao > 39 độ không kiểm soát được

+ Thở nhanh; Nhịp tim nhanh

+ Nếu có máy đo SpO2 < 95%

+ Đau ngực

+ Dấu hiệu đau đầu, nôn nhiều

+ Kích thích; Mệt lả

+ Ăn uống kém hơn bình thường

+ Ỉa lỏng nhiều lần kèm đái ít.

Bài liên quan
Ảo tưởng mua muối vừng tiền triệu
Muối vừng Nhật Bản có giá từ 2 đến 2,7 triệu đồng/kg là sản phẩm được nhiều chị em chọn mua cho trẻ nhỏ vì nghĩ rằng đây là loại vừng nhập khẩu, trộn với nhiều nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những lưu ý khi trẻ đi học trở lại trong bối cảnh Covid-19