Cả hai vành đều nằm xa hơn giới hạn Roche, việc đó mâu thuẫn với các lý thuyết về cách mà các vệ tinh và vành hình thành. Trước đây, các nhà nghiên cứu tin rằng vật chất nằm phía trong giới hạn Roche bị kéo bởi lực triều từ hành tinh và từ đó vành hình thành, trong khi vật chất nằm ngoài giới hạn này sẽ có thể cô đặc lại và tạo thành các vệ tinh. Trường hợp của Quaoar khiến mô hình này cần được xem xét lại, vì các vành này lẽ ra nên hình thành ở ngay vị trí của Weynot.
Cả hai vành này đều không thể được nhìn thấy qua các kính thiên văn thông thường. Chúng được phát hiện khi Quaoar đi qua và che khuất một phần ánh sáng tới từ những ngôi sao phía sau nó. Dựa vào sự che khuất ánh sáng này, các nhà thiên văn đã xác định được sự tồn tại của các vành. Họ sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm vành thứ hai này ở những lần che khuất tiếp theo.
Bryan
Theo Phys.org
(*) Chú thích của VACA: Danh sách hành tinh lùn chính thức ngày nay thừa nhận 5 thiên thể gồm Ceres, Pluto, Eris, Haumea và Makemake. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có ít nhất 4 thiên thể khác mà các phép đo cho thấy chúng đủ tiêu chuẩn để coi là hành tinh lùn nhưng chưa chính thức do còn đợi nhiều xác nhận khác trong tương lai, do đó trong nhiều tài liệu cũng như quan điểm của một số nhà thiên văn, chúng vẫn được gọi là hành tinh lùn. Các thiên thể đó gồm: Quaoar, Sedna, Orcus và Gonggong.