Loại còn lại là “chuyển tiếp nhanh”, phát sáng nhấp nháy mỗi vài mili giây. Chúng bao gồm các vật thể như sao xung - sao neutron quay cực kỳ nhanh trong khi nhấp nháy với phát xạ vô tuyến sáng tạo ra bởi từ trường của ngôi sao chết.
Một phân tích về vật thể cho thấy, nó cực kỳ sáng nhưng nhỏ hơn Mặt trời của Trái đất. Theo các tác giả nghiên cứu, phát xạ vô tuyến của GLEAM cũng có tính phân cực cao (nghĩa là sóng ánh sáng của chúng chỉ dao động trên một mặt phẳng), cho thấy chúng được tạo ra bởi một từ trường cực mạnh.
Những đặc điểm này phù hợp với một loại vật thể tồn tại trong lý thuyết gọi là “nam châm chu kỳ cực dài”, về cơ bản là một ngôi sao neutron có độ từ hóa cao, quay cực kỳ chậm.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, nó có thể là một loại sao lùn trắng hiếm, lớp vỏ teo tóp của một ngôi sao chết không đủ lớn để sụp đổ thành một ngôi sao neutron – một trường hợp rất hiếm khi có thể phát ra bức xạ vô tuyến bằng cách hút vật chất từ một sao đôi đồng hành.