Phát triển ngành Hán Nôm - kết nối truyền thống và hiện đại

Hà An | 04/12/2022, 09:29
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hán Nôm là ngành khoa học cơ bản có tầm quan trọng nhất định trong đời sống, văn hóa, học thuật nước nhà.

“Cửa hẹp” để phát triển

Trong một ngành đào tạo thì chương trình có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện triết lý, mục tiêu, thực thi nội dung, tiến trình đào tạo… góp phần quan trọng vào bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra, đồng thời cũng thể hiện bản sắc và uy tín của cơ sở đào tạo. Trong 10 năm lại đây, chương trình đào tạo đại học ngành Hán Nôm đã qua hai lần điều chỉnh vào các năm 2015 và 2019.

Tinh thần các đợt điều chỉnh là tăng cường tính liên thông trong chương trình, rà soát, bổ sung các học phần mới theo hướng cập nhật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tăng cường thực hành và đào tạo các kỹ năng chuyên môn; các hoạt động dạy và học được thực hiện đa dạng, linh hoạt, có sự kết hợp giữa học tập - thực hành - ngoại khóa - thực tập và nghiên cứu khoa học.

Tại Trường ĐH KHXH&NV, từ năm 2015 đến nay, ngành Hán Nôm được xếp vào nhóm các ngành khoa học cơ bản. Trường hỗ trợ kinh phí đào tạo, một phần cấp trực tiếp cho sinh viên dưới dạng học bổng, một phần cấp cho đơn vị đào tạo để triển khai các hoạt động như tổ chức tọa đàm khoa học, hoạt động thực tế cho sinh viên, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, mua tư liệu chuyên ngành đặc thù, đầu tư cho sinh viên nghiên cứu khoa học theo hướng cá thể hóa...

TS Lê Tuấn Cường, Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, cho hay: Gần đây nhất, Đại học Quốc gia Hà Nội có chính sách học bổng thu hút tài năng cho các ngành cơ bản, trong đó có Hán Nôm, cho thấy sự quan tâm rất cao của các cấp lãnh đạo đối với ngành học này.

Theo TS Đinh Thanh Hiếu, trong công tác đào tạo, nghiên cứu và khai thác các giá trị văn hóa Việt Nam từ di sản Hán Nôm đòi hỏi những người được tuyển muốn phát triển tốt chuyên môn phải có những tố chất tương đối đặc thù, thích hợp, trong khi tuyển sinh chỉ có thể theo mặt bằng chung. Tri thức Hán Nôm với tân sinh viên gần như “tờ giấy trắng”, mới bắt đầu học từng chữ Hán, chữ Nôm. Sau 4 năm đào tạo bậc đại học, để đạt được chuẩn đầu ra như yêu cầu hiện tại là một thách thức và cần sự cố gắng, đầu tư không nhỏ.

Ngoài ra, chỉ tiêu nhân sự hạn hẹp của các cơ quan Nhà nước hiện tại cũng gây khó khăn cho đầu ra của ngành. Nhiều sinh viên giỏi có triển vọng chuyên môn tốt nhưng khi ra trường không có chỗ sử dụng thích hợp buộc phải chuyển sang lĩnh vực nghề nghiệp khác, hoặc chỉ có liên quan nhất định với chuyên môn, làm cho “triển vọng” khó thành hiện thực. Hiện, đa số sinh viên ngành Hán Nôm học thêm văn bằng hai tiếng Trung Quốc, để rộng cửa sẵn sàng thích ứng với sự đa dạng công việc sau khi ra trường.

Trong tương lai, với cơ chế tự chủ đại học, những ngành có số chỉ tiêu tuyển sinh thấp như Hán Nôm sẽ đối diện với nhiều khó khăn, thách thức để duy trì, tồn tại. Khi đó, những ngành khoa học cơ bản nói chung, trong đó có ngành Hán Nôm rất cần được sự đảm bảo đầu tư, “đặt hàng” từ Nhà nước. - TS Đinh Thanh Hiếu

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-nganh-han-nom-ket-noi-truyen-thong-va-hien-dai-post616738.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-nganh-han-nom-ket-noi-truyen-thong-va-hien-dai-post616738.html
Bài liên quan
Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Hán Nôm
Ngày 12/11, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Hán Nôm - Khoa Văn học.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển ngành Hán Nôm - kết nối truyền thống và hiện đại