Động mạch thận: Làm huyết áp tăng vọt do hẹp động mạch.
Động mạch tụy tạng: Biểu hiện rõ nhất là bệnh đái tháo đường do các đảo langgerhans bị thiếu máu.
Để biết chính xác bệnh nhân có bị xơ vữa động mạch hay không, các bác sĩ phải tiến hành xét nghiệm cần thiết về máu và các thủ thuật khác về tim mạch và tạng khác liên quan. Khi đã biết mình bị mắc bệnh xơ vữa động mạch, người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị kê đơn, trong đó chú trọng đến các thuốc làm hạ mức cholesterol, thuốc tác dụng trên thành mạch, thuốc điều trị cao huyết áp.
Để việc điều trị có kết quả tốt, người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường phải ngừng dùng thuốc và hỏi lại bác sĩ điều trị. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc bừa bãi.
Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, không ăn các thực phẩm nhiều mỡ, giàu cholesterol; cần làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh để đầu óc căng thẳng, nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C và B1 (có thể dùng dưới dạng thuốc nếu cần).
Phòng bệnh xơ vữa động mạch
Chế độ ăn là hết sức quan trọng đối với việc phòng bệnh xơ vữa động mạch ở người cao tuổi
Cần hạn chế ăn mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, nên thay thế bằng dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng. Không nên ăn loại dầu dừa vì dầu dừa có nhiều axit chất béo bão hòa dễ gây nên hiện tượng xơ vữa động mạch. Nên ăn các thức ăn có nguồn gốc từ đậu nành như đậu phụ.
Mỗi tuần nên ăn cá tối thiểu từ 2 đến 3 lần, bởi vì trong cá có nhiều chất béo omega 3 rất tốt cho thành động mạch. Không nên ăn nội tạng động vật và hạn chế ăn tôm, trứng. Các bữa ăn hàng ngày nên tăng cường lượng rau xanh, hoa quả.
Cần vận động cơ thể như tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao tùy theo sức của mình.
Nếu vận động đều, có bài bản và phù hợp thì có thể làm tăng lượng cholsesterol tốt, giảm cholsesterol xấu và đồng thời làm giảm huyết áp đối với người đang bị tăng huyết áp mạn tính.