Quan sát nguyệt thực hiếm gặp ngày 19/11

Huyền Anh | 15/11/2021, 09:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chiều tối 19/11, ở những nơi trời ít mây và có góc nhìn rộng về phía Đông, bạn sẽ quan sát được nguyệt thực một phần.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, phần đĩa sáng của Mặt Trăng bị che khuất bởi chính bóng tối của Trái Đất sẽ tối đi rõ rệt và chuyển sang màu đỏ thẫm.

Đây là lần thứ hai trong năm nay, người quan sát ở Việt Nam có thể thấy hiện tượng nguyệt thực. Tuy vậy, khác với lần đã diễn ra vào ngày 26/5, nguyệt thục lần này có độ che phủ thấp hơn nhiều và bạn cũng chỉ có một khoảng thời gian ngắn để theo dõi nó.

Việt Nam nằm trong khu vực mà phần lớn hiện tượng diễn ra vào thời điểm Mặt Trăng còn chưa mọc lên, có nghĩa là vào lúc đó người ở Việt Nam không thể theo dõi hiện tượng.

Tại Hà Nội, Mặt Trăng sẽ mọc vào lúc 17h14. Như vậy, người quan sát ở khu vực này và các vùng lân cận sẽ có khoảng 30 phút để theo dõi giai đoạn cuối của nguyệt thực toàn phần trước khi nó chuyển sang giai đoạn nguyệt thực nửa tối (khác biệt không đáng kể so với Trăng tròn thông thường) vào lúc 17h47. Độ che phủ cực đại tại Hà Nội là 0,382 (tức là 38,2% đĩa sáng của Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối hoàn toàn của Trái Đất).

Tại TP Hồ Chí Minh, 17h26 phút Mặt Trăng mới mọc và nó ở rất gần chân trời vào thời điểm đó. Do đó, người dân tại đây cũng như ở khu vực phía Nam nói chung sẽ gần như không quan sát được hiện tượng này, trừ khi có góc nhìn thấp tới sát chân trời phía Đông. Độ che phủ cực đại ở khu vực này chỉ là 0,192 (19,2% đĩa sáng Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối)

Các khu vực khác có thể suy ra từ 2 thành phố nêu trên. Càng đi lên phía Bắc thì khoảng thời gian quan sát được càng dài và độ che phủ càng lớn

Sau pha một phần, nguyệt thực sẽ chuyến ang pha nửa tối vào lúc 17h47 và kết thúc vào lúc 19h03. Người quan sát ở Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn pha này. Tuy nhiên, ở pha nửa tối, Mặt Trăng có sự khác biệt không đáng kể với Trăng tròn thông thường, nhất là với những nơi ô nhiễm ánh sáng (Mặt Trăng chỉ tối hơn một chút và hơi có màu đỏ rất nhạt ở pha này).

Mặc dù khoảng thời gian có thể quan sát và độ che phủ của hiện tướng này không cao đối với người quan sát ở Việt Nam, đây vẫn là một hiện tượng đáng chú ý nếu như bạn có một góc nhìn đủ rộng và thời tiết lý tưởng. Bạn không cần bất cứ dụng cụ bảo vệ mắt nào khi quan sát nguyệt thực. Tuy nhiên, hình ảnh bạn thấy được sẽ đẹp hơn nhiều nếu có một chiếc kính thiên văn nhỏ hoặc ống nhòm.

Bài liên quan
PGS.TS Trần Lê Quan làm hiệu trưởng ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM
PGS.TS Trần Lê Quan - phụ trách Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - vừa được công nhận chức danh hiệu trưởng nhà trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan sát nguyệt thực hiếm gặp ngày 19/11