Quy định điểm cộng ưu tiên áp dụng với tất cả các phương thức xét tuyển

Minh Phong | 15/06/2022, 11:39
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục Mầm non 2022 đã đưa ra mức điều chỉnh giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm cho đến mức 30 điểm thì không cộng điểm ưu tiên nữa.

Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, Quy chế tuyển sinh hiện hành cũng đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Bà Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT)

Tạo sự bình đẳng

- Việc tính điểm ưu tiên như trên chỉ áp dụng cho thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT – thưa bà?

- Quy chế tuyển sinh 2022 đã đưa ra mức điều chỉnh giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm cho đến mức điểm 30 điểm thì không cộng điểm ưu tiên nữa. Quy định này không chỉ áp dụng đối với các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác. Các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển, cần quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp.

- Có thực tế sẽ có hiện tượng các thí sinh đến từ cùng một khu vực được ưu tiên, nhưng có thí sinh được cộng điểm ưu tiên nhiều hơn và có thí sinh được cộng điểm ưu tiên ít hơn. Điều này có đảm bảo sự công bằng hay không?

- Việc cộng điểm ưu tiên khu vực ở mức điểm đồng đều như nhau là có sự bình đẳng chứ không đảm bảo được sự công bằng. Công bằng ở đây cần được hiểu là sự công bằng trong cạnh tranh vào các ngành, vào các trường ở mức tương đương nhau.

Một thí sinh ở khu vực 1 đạt được 23 điểm thì không cạnh tranh với thí sinh cũng ở khu vực đó đạt 22 điểm. Như vậy, việc thí sinh đạt 23 điểm, được cộng ít điểm ưu tiên hơn, nhất định không thể thua thiệt hơn thí sinh đạt 22 điểm. Nhưng thí sinh đạt 23 điểm này cạnh tranh với các thí sinh ở khu vực khác để vào được ngành và trường tương ứng với mức điểm này.

Số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.

Chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự như các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể chỉ cào bằng theo điều kiện từng khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

"Trong cùng một khu vực, một gia đình ít khó khăn hơn một gia đình khác, tất nhiên sẽ được hỗ trợ ít hơn, thậm chí không cần hỗ trợ; chứ không thể nói gia đình ít khó khăn hơn lại thiệt thòi hơn. Một học sinh ở khu vực 1 hay 2, chắc hẳn sẽ tự hào hơn cả nếu trúng tuyển vào một trường đại học tốp đầu mà không cần điểm cộng ưu tiên" - bà Nguyễn Thu Thuỷ.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/quy-dinh-diem-cong-uu-tien-ap-dung-voi-tat-ca-cac-phuong-thuc-xet-tuyen-SVDnbYC7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/quy-dinh-diem-cong-uu-tien-ap-dung-voi-tat-ca-cac-phuong-thuc-xet-tuyen-SVDnbYC7g.html
Bài liên quan
Khởi tố, bắt tạm giam nghi phạm sát hại thiếu nữ 13 tuổi
Ngày 15/6, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bến Tre đã khởi tố, bắt tạm giam Võ Hoàng Khang để điều tra về các tội danh: "hiếp dâm người dưới 16 tuổi", "giết người ", "cướp tài sản".

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy định điểm cộng ưu tiên áp dụng với tất cả các phương thức xét tuyển