Theo nghiên cứu hiện đại, chiết xuất thô và các hợp chất phân lập của rau ngổ (Enhydra Fluans Lour) được báo cáo là có hoạt tính dược lý chống lại sự bảo vệ tế bào, giảm đau và chống viêm, kháng khuẩn, chống tiêu chảy, tẩy giun sán…
Phân tích hóa chất thực vật từ các nghiên cứu khác nhau cho thấy, rau ngổ chứa: Flavonoid, tinh dầu, steroid, isoflavone glycoside… Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để khám phá phương thức hoạt động của các thành phần hoạt tính sinh học của cây và khả năng chữa bệnh của nó.
Những điều cần lưu ý khi dùng rau ngổ
- Do rau ngổ có thể làm giãn cơ ngũ tạng nên phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại rau này để tránh sảy thai.
- Rau ngổ tươi thường được trồng ở đầm lầy, nơi ẩm ướt nên dễ nhiễm khuẩn. Vì thế, trước khi dùng cần rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc.
- Nếu dùng rau ngổ hỗ trợ điều trị ung thư cần phải kiêng quýt, cam, bưởi, hồng chín, lựu, hải sản.
- Khi dùng rau ngổ để điều trị ho, sổ mũi, cảm, sốt,… cho trẻ nhỏ nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
- Trong quá trình sử dụng rau ngổ cần quan sát các dấu hiệu của cơ thể, nếu phát hiện có hiện tượng khó chịu hay bất thường cần đến khám bác sĩ ngay để có hướng xử trí an toàn.
Mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu nào về tác dụng phụ và cũng chưa có ghi nhận về vấn đề này, nhưng điều đó không có nghĩa là được lạm dụng rau ngổ. Để tránh nguy cơ bất thường nào đó cho sức khỏe, tốt nhất không nên dùng quá nhiều rau ngổ mỗi ngày và trong một thời gian dài.
Theo các chuyên gia, rau ngổ ngoài là rau ăn nhưng cũng là vị thuốc. Vì vậy cần dùng đúng liều lượng. Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng để hỗ trợ điều trị bệnh gì đó.