Tuy nhiên, sau mổ, sản phụ cần được theo dõi sát nguy cơ sản giật. Ngoài ra, do bị tiểu đường thai kỳ, béo phì và có lớp mỡ thành bụng dày, chị U. cũng dễ gặp tình trạng nhiễm trùng sau mổ. Hiện tại, cả mẹ và em bé được chăm sóc, theo dõi và điều trị tại khoa Dịch vụ D4.
Tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường có nguy cơ gặp tai biến sản khoa nguy hiểm.
Tuần thai thứ 22-24 là thời điểm mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose đầu tiên để sàng lọc các nguy cơ.
“Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất?”, “Làm thế nào để tôi ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh?”, “Làm thế nào để tôi vẫn giữ được minh mẫn khi già đi?”… Đó là mối quan tâm của nhiều người trong quá trình tìm phương thức để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.