SGK Lịch sử và Địa lý 4 bộ Cánh Diều cấu trúc hiện đại

16/01/2023, 16:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sách không trình bày nội dung theo từng tiết mà trình bày theo định hướng chủ đề giúp GV linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đối tượng HS và thực tiễn

Năm học 2023-2024, SGK lớp 4 bộ Cánh Diều là một trong những bộ SGK được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Đáng lưu ý, ở bậc học này sẽ có môn học tích hợp là Lịch sử - Địa lý.

SGK Lịch sử và Địa lí 4 bộ Cánh Diều được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh với nhiều điểm mới nổi bật.

Cấu trúc sách hiện đại: Sách gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần cuối giúp học sinh học tập thuận lợi. Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 gồm 21 bài học, phù hợp với các mạch nội dung đã được xác định trong Chương trình, đó là: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí; Địa phương em; Các vùng của Việt Nam và 2 bài ôn tập: ôn tập học kì 1 và ôn tập cuối năm.

Thiết kế các bài học theo hướng tiếp cận năng lực: Các bài học trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 được thiết kế theo hướng chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học thông qua việc tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động đa dạng, làm việc với kênh chữ và kênh hình về lịch sử, địa lí của địa phương, các vùng miền đất nước.

Chú trọng yêu cầu tích hợp, phân hoá: Tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Đó là: Tích hợp khá “nhuyễn” giữa các kiến thức, kĩ năng lịch sử và địa lí như Bài 1 và Bài 2; Tích hợp kết hợp giữa các mục nội dung thiên về lịch sử hoặc thiên về địa lí trong một số bài như Bài 16, 19, 20; Tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục liên quan (như bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc,...).

Phân hoá được thể hiện ở việc học sinh được lựa chọn nội dung học tập hoặc bài tập phù hợp với mức độ nhận thức của cá nhân. Cụ thể: Với bài học về thiên nhiên của mỗi vùng miền, học sinh có thể chọn 1 yếu tố tự nhiên của vùng hoặc nhiều hơn 1 yếu tố tự nhiên để tìm hiểu. Ở hoạt động Vận dụng cuối nhiều bài học được thiết kế với hai nhiệm vụ để học sinh có cơ hội lựa chọn nhiệm vụ phù hợp. Bên cạnh đó, còn có nhiều câu hỏi, bài tập được biên soạn theo hướng mở với mong muốn người học được thể hiện quan điểm, sự sáng tạo,…

Tạo điều kiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Hệ thống kiến thức cơ bản được chọn lọc, tư liệu học tập phong phú, kết hợp với kênh hình đa dạng và các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập cụ thể tạo điều kiện cho giáo viên có thể đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Mỗi bài học có 4 giai đoạn học tập: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng với các hoạt động đa dạng nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Hỗ trợ việc đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục: Đối với sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4, bên cạnh kênh chữ còn có kênh hình (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh,…) giúp cho giáo viên có thể đổi mới đánh giá. Ngoài việc đánh giá kiến thức, giáo viên còn đánh giá kĩ năng của học sinh thông qua khai thác kênh hình, xử lí và hệ thống hoá thông tin, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể.

Dựa vào các bài học trong sách giáo khoa, giáo viên có thể đánh giá thông qua đánh giá quá trình (thường xuyên), đánh giá tổng kết (định kì) và đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá (ví dụ như thông qua sản phẩm, bài viết, thuyết trình, quan sát,...).

Đổi mới về cách trình bày và hình thức sách giáo khoa: Sách không trình bày nội dung theo từng tiết mà trình bày theo định hướng chủ đề: mỗi bài học từ 2 đến 4 tiết giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương.

Hình thức của sách giáo khoa có nhiều ưu thế vượt trội so với các sách giáo khoa hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách.

SGK Lịch sử và Địa lý 4 bộ Cánh Diều cấu trúc hiện đại, chú trọng tích hợp ảnh 1

Sách do Giáo sư, Tiến sĩ Lịch sử Đỗ Thanh Bình (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Quốc gia Taskent, Liên Xô) làm Tổng chủ biên. Ông nguyên là Trưởng khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Giảng viên cao cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Chủ biên nhiều sách bài tập, hướng dẫn, thuật ngữ phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2006;

Hiện bộ sách giáo khoa Cánh Diều các lớp 4, 8, 11 đã được các đơn vị liên kết xuất bản giới thiệu ở hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt mua có thể liên hệ trực tiếp tại: Công ty Cổ phần giáo dục Cánh Diều Địa chỉ: Số 50 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0911878386

Email: pkd@sgdcanhdieu.vn,

Website: https://sgdcanhdieu.vn

Bài liên quan
Cô và trò hóa thành nhân vật trong tác phẩm sách Ngữ văn 10 Cánh Diều
Tiết dạy mẫu trực tuyến Ngữ Văn 10 Cánh Diều được đánh giá sáng tạo, mới mẻ trong việc truyền tải kiến thức chương trình GDPT mới 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
SGK Lịch sử và Địa lý 4 bộ Cánh Diều cấu trúc hiện đại