Tiến sĩ Pledger Fedora, nhà sáng lập Viện đọc hiểu và học tập cho người mắc chứng khó đọc, chia sẻ với Dystinct, tạp chí chuyên đưa tin về những khó khăn trong học tập, rằng công nghệ hỗ trợ như phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói có thể hỗ trợ rất tốt sinh viên mắc chứng khó đọc.
Tuy nhiên, những công cụ này có thể khiến sinh viên dần trở nên phụ thuộc và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề của các em.
Mặt khác, chuyên gia về chứng khó đọc Victoria Leslie cũng bày tỏ sự lo ngại về ChatGPT.
"Nó có thể khuyến khích sinh viên 'thuê ngoài' tư duy và ăn cắp ý tưởng khi gặp khó khăn. Điều này có thể cản trở việc học tập", cô nói.
Ngay cả Khal cũng hoài nghi về việc sử dụng ChatGPT sau khi nhận thấy những hạn chế của ứng dụng này. Chatbot đôi khi không hiểu câu hỏi của cô và đưa ra những câu trả lời vô nghĩa. Trường hợp khác, công cụ này mắc lỗi mã hóa và trả lời các câu hỏi liên quan đến AI tốt hơn các chủ đề khác.
Tuy nhiên, Khal vẫn sẽ tiếp tục thử nghiệm ChatGPT trong các nghiên cứu của mình dù biết rằng chatbot này không hoàn toàn đáng tin cậy.