Tắm biển nếu bị sứa đốt thì làm ngay điều này để phòng nguy hiểm

27/06/2023, 15:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Khi bị sứa cắn, chỉ nên rửa vết thương bằng nước biển hoặc giấm. Không rửa vết thương bằng nước ngọt vì làm tổn thương nặng hơn.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết đã cấp cứu cho bé gái 7 tuổi dị ứng phản vệ do sứa độc đốt khi tắm biển.

Bé gái sau khi bị sứa đốt gây nổi mẩn ngứa, tím tái, cánh tay sưng nề. Khi được đưa lên bờ, hai cánh tay của bé xuất hiện vết bầm đen, người nổi mẩn đỏ, choáng váng sau đó ngất xỉu.

Các bác sĩ chẩn đoán bé bị dị ứng phản vệ do sứa độc, điều trị bằng thuốc kháng sinh, truyền dịch. Sau một ngày điều trị, bé hết sốt, tỉnh táo lại, sinh hiệu ổn, ăn uống được, tiếp tục nằm viện để theo dõi.

Tắm biển nếu bị sứa đốt thì làm ngay điều này để phòng nguy hiểm - 1

Ảnh minh họa

Dấu hiệu bị sứa cắn, khi nào cần gặp bác sĩ

Trong các loại sứa, sứa độc nhất là sứa lửa, còn những lại khác cũng độc những mức độ nhẹ hơn và cách xử lý cũng đơn giản hơn

Khi bị sứa cắn, biểu hiện nhẹ thường chỉ là các phản ứng ngoài da như ngứa, rát, nổi mẩn đỏ, toàn thân thấy khó chịu, chỗ vết thương có dạng xoắn hoặc thẳng nổi đầy bọng nước.

- Biểu hiện nặng có thể là đau đầu, người tím tái, bị tức ngực, khó thở, ra mồ hôi nhiều, buồn nôn, nôn ói, bị đau bụng, tiêu chảy nhiều, tụt huyết áp, mạch đập nhỏ, nhanh… Khi có biểu hiện bệnh nặng cần đưa đến bệnh viên ngay để tránh bị sốc phản vệ.

- Ngoài ra, ở tình trạng bán cấp, thường là sau 15 phút bị sứa cắn, bàn tay, bàn chân người bệnh bị ngứa, nổi mẩn từng vùng da 1 rồi nổi mề đay khắp thân, mạch đập nhanh, huyết áp thấp, khó thở, ho khan, ra mồ hôi nhiều, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, chảy nước mắt, nước mũi… cần đưa đến bệnh viện ngay.

Cách xử lý khi bị sứa cắn

Thực tế, sứa không chủ động cắn con người khi đang bơi ở biển. Thông thường là do chúng ta vô tình chạm phải con sứa khi đang bơi và dính các kim xoắn chứa nọc độc của nó. Trường hợp khác là do đùa ngịch, chạm vào hay dẫm đạp lên những con sứa đã chết trên bờ biển. Chính những chất độc từ xúc tu sẽ tiêm vào cơ thể của chúng ta và gây nên những triệu chứng của sứa cắn.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị sứa cắn, nên đưa trẻ ra khỏi vùng nước đang có sứa và nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển hoặc giấm để làm sạch độc tố. Không rửa vết thương bằng nước ngọt vì làm tổn thương nặng hơn.

Trường hợp sốc phản vệ sau khi bị sứa đốt có biểu hiện như ớn lạnh, khó thở, buồn nôn, nổi ban đỏ, phù mắt... cần đưa đến viện ngay để tránh tử vong.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tắm biển nếu bị sứa đốt thì làm ngay điều này để phòng nguy hiểm