Tại lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), vinh danh Nhà giáo ưu tú và trao Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, dù mỗi bậc học đều có những khó khăn, vất vả riêng nhưng các thầy cô giáo đã nỗ lực, sáng tạo không ngừng. Đã có rất nhiều thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và trách nhiệm với nghề; không ngừng đổi mới sáng tạo, đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy và các phong trào thi đua yêu nước.
Nghề giáo phải xuất phát từ yêu thương
Là một trong 50 nhà giáo vinh dự được nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27, côNguyễn Thuỵ Ngọc Trâm, giáo viên Trường Mầm non 4 (Quận 3) với15 năm gắn bó với nghề, cho biếtniềm vui lớn nhất của giáo viên mầm non là chứng kiến sự tiến bộ tích cực của các bé từng ngày, dù là những thay đổi nhỏ nhất. Mỗi ngày ở trường đều là khoảng thời gian các cô đem hết tình yêu thương của mìnhcho các bé.
Theo cô Trâm, việc giảng dạy của giáo viên mầm non không chỉ gói gọn trong sách vở mà còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, sáng tạo. Khó khăn của giáo viên mầm nonlà các bé ở độ tuổi mầm non chưa thể kiểm soát được cảm xúc và hành vicủa mình, vì vậy có những lúc bé dễ cáu giận hoặc bộc lộ cảm xúc chưa đúng. Đặc biệt, trong lớp còn có những bé khó khăn về sự phát triển nên giáo viên mầm non phải rất kiên nhẫn và phải linh hoạt hơn trong các phương pháp giảng dạy. Giáo viên mầm non rất cần sự đồng hành, cảm thông và chia sẻ củaphụ huynh.
“Giáo viên mầm non tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi nhìn thấy nụ cười, ánh mắt yêu thương của các condành cho mình, tôi đã cảm nhận được hạnh phúc của một người mẹ đối với các con thân yêu. Kiên nhẫn là yêu cầu quan trọng nhất đối với giáo viên mầm non. Từng sự tiến bộ dù là nhỏ nhất của các con đều trở thành động lực giúp tôi cố gắng nhiều hơn mỗi ngày”, cô Trâm bày tỏ.
Cũng như côNguyễn Thuỵ Ngọc Trâm, cô Đinh Lan Phương - giáo viên Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu cho biết, đối với giáo viên đặc biệt thì phải có sự kiên nhẫn, tình yêu thương và đồng cảm sâu sắc. Khó khăn của các em cũng chính là thách thức vớithầy cô.
"Mỗi học sinh khuyết tật là một người đặc biệt. Trong suốt quá trình dạy học, tôi đã từng trải qua những lúc chán nản, thậm chí cảm thấy bất lực. Có những ngày chỉ biết rơi nước mắt vì không biết làm sao để giúp các em tiến bộ. Nhưng khi nhìn thấy dù chỉ là một bước tiến nhỏ, một sự thay đổi tích cực dù rất khiêm tốn, tôi lại cảm thấy đó là một thành quả to lớn, là niềm vui vô bờ", cô Đinh Lan Phương chia sẻ.
Cô Đinh Lan Phương cũng cho rằng, dù công nghệ có tiên tiến đến đâu cũng không thể thay thế được sự chăm chút, ân cần và đồng cảm từ người thầy, người cô dành cho các em.
Tại lễ kỷ niệm 42năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), vinh danh Nhà giáo ưu tú và trao Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, dù mỗi bậc học đều có những khó khăn, vất vả riêng nhưng các thầy cô giáo đã nỗ lực, sáng tạo không ngừng. Đã có rất nhiều thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và trách nhiệm với nghề; không ngừng đổi mới sáng tạo, đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy và các phong trào thi đua yêu nước.
“Người thầy quan tâm, chăm sóc, yêu thương học sinh bằng cả trái tim và sự bao dung, độ lượng; đánh thức tiềm năng, khơi dậy và phát triển nội lực trong học sinh; hướng dẫn học sinh biết tự học, tự nghiên cứu, biết tìm tòi, để từ đó học sinh phát triển tư duy, trí tuệ, không ngừng hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, trước bao thay đổi, người thầy vẫn mãi là những hình ảnh rất đẹp trong ký ức của bao thế hệ học trò”, thầy Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ.
Chất lượng giáo dục là sự yêu thích đến trường của học sinh
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong suốt thời gian qua, ngành giáo dục của TP Hồ Chí Minh đã phát triển không ngừng, giữ vững vị trí lá cờ đầu trong giáo dục và đào tạo cả nước. Đó chính là nhờ vào sự lao động bền bỉ, sự đóng góp của mỗi cá nhân các thầy cô giáo, các công chức, viên chức, nhân viên của ngành giáo dục.
"Chúng ta làm công tác giáo dục và đào tạo không chỉ là mang đến cho học sinh của mình tri thức khoa học, bồi dưỡng năng lực mà còn có trách nhiệm giúp các em rèn luyện đạo đức, hình thành các phẩm chất cao đẹp. Chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện qua kết quả các kỳ thimà còn thể hiện qua niềm vui, sự yêu thích đến trường của học sinh. Đi cùng với sự cao quý và vinh quang của nghề nghiệp là bao khó nhọc, là trách nhiệm nặng nề, là thách thức, là áp lực. Thực tế, có đôi lúc, đôi khiđâu đó vẫn còn hiện tượng phụ huynh bức xúc với thầy cô, xã hội chưa hài lòng về giáo dục, danh dự nhà giáo có lúc bị tổn thương", thầy Nguyễn Văn Hiếu nói.
Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận, biểu dương và tri ân công lao đóng góp của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời chúc mừng những thành tựu mà thầy cô giáo và ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã đạt được trong suốt những năm qua. "Lãnh đạo Thành phố luôn quan tâm, tạo điều kiện để các thầy cô có thể phát triển chuyên môn của mình một cách thuận lợi nhất", Nguyễn Thị Lệ khẳng định.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Thành phố mong muốn các thầy cô giáo tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp dạy học; quan tâm, chăm sóc, yêu thương học sinh bằng cả trái tim và sự bao dung, độ lượng; đánh thức tiềm năng, khơi dậy và phát triển nội lực trong học sinh; hướng dẫn học sinh biết tự học, tự nghiên cứu, biết tìm tòi... từđó, học sinh phát triển tư duy - trí tuệ, không ngừng hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa giữ được bản sắc dân tộc, sẵn sàng hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của sự phát triển đất nước.
“Riêng với các thầy cô giáo được phong tặng Nhà giáo ưu tú và các thầy cô giáo đạt Giải thưởng Võ Trường Toản, lãnh đạo Thành phố mong thầy cô sẽ tiếp tục là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê sáng tạo trên bục giảng, khơi dậy khát khao cống hiến cho các thế hệ học sinh và đồng nghiệp”, bà Nguyễn Thị Lệ kỳ vọng.
Dịp này, TP Hồ Chí Minh cũng đã vinh danh 14 Nhà giáo ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024 cho 50 thầy cô giáo đã có nhiều cống hiến đối với sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo Thành phố.