Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực khoa học máy tính chuyên giải quyết các vấn đề nhận thức thường liên quan đến trí tuệ con người, chẳng hạn như học tập, sáng tạo và nhận diện hình ảnh. Các tổ chức hiện đại thu thập vô số dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cảm biến thông minh, nội dung do con người tạo, công cụ giám sát và nhật ký hệ thống. Mục tiêu của AI là tạo ra các hệ thống tự học có thể tìm ra ý nghĩa của dữ liệu.
Trí tuệ nhân tạo AI đang dần phát triển trong thời đại 4.0 (Ảnh: TL)
Bên cạnh đó, AI áp dụng kiến thức thu được để giải quyết các vấn đề mới theo cách giống như con người. Ví dụ: công nghệ AI có thể trả lời cuộc trò chuyện với con người một cách hợp lý, tạo hình ảnh và văn bản gốc cũng như đưa ra quyết định dựa trên đầu vào dữ liệu theo thời gian thực. Tổ chức bạn có thể tích hợp tính năng AI vào ứng dụng để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đẩy mạnh quá trình đổi mới.
Tại sao trí tuệ nhân tạo (AI) lại khiến các bạn trẻ lo lắng?
Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng cung cấp một loạt các lợi ích cho các ngành công nghiệp khác nhau.
Trí tuệ nhân tạo giải quyết các vấn đề phức tạp
Công nghệ AI có thể sử dụng các mạng máy học và học sâu để giải quyết các vấn đề phức tạp bằng trí tuệ giống con người. AI có thể xử lý thông tin ở quy mô lớn — xử lý các mẫu, xác định thông tin và cung cấp câu trả lời. Bạn có thể sử dụng AI để giải quyết các vấn đề trong một loạt các lĩnh vực như phát hiện gian lận, chẩn đoán y tế và phân tích kinh doanh.
Tăng hiệu quả kinh doanh nhờ trí tuệ nhân tạo
Không giống như con người, công nghệ AI có thể hoạt động 24/7 mà không làm giảm mức hiệu suất. Nói cách khác, AI có thể thực hiện các tác vụ thủ công mà không có lỗi. Bạn có thể cho phép AI tập trung vào các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, tẻ nhạt, vì vậy bạn có thể sử dụng nguồn nhân lực vào các lĩnh vực kinh doanh khác. AI có thể giảm khối lượng công việc của nhân viên đồng thời điều chỉnh tất cả các nhiệm vụ liên quan đến kinh doanh.
Đưa ra quyết định thông minh hơn
AI có thể sử dụng máy học để phân tích khối lượng lớn dữ liệu nhanh hơn bất kỳ con người nào có thể so sánh. Nền tảng AI có thể phát hiện xu hướng, phân tích dữ liệu và cung cấp hướng dẫn. Với chức năng dự báo dữ liệu, AI có thể giúp đề xuất hướng hành động tốt nhất trong tương lai.
Trí tuệ nhân tạo AI (Ảnh: TL)
Tự động hóa quy trình kinh doanh
Bạn có thể đào tạo AI với máy học để thực hiện các tác vụ chính xác và nhanh chóng. Điều này có thể làm tăng hiệu quả hoạt động bằng cách tự động hóa các hoạt động kinh doanh mà nhân viên gặp khó khăn hoặc cảm thấy nhàm chán. Tương tự, bạn có thể sử dụng tự động hóa AI để giải phóng tài nguyên nhân viên cho công việc phức tạp và sáng tạo hơn.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay thế hơn 300 triệu việc làm trên toàn thế giới và một trong số những công việc bị AI "chiếm" nhất là kế toán, giao dịch viên ngân hàng, dịch liệu. Đây cũng chính là lý do các bạn trẻ lo lắng về cơ hội việc làm khi trí tuệ nhân tạo AI phát triển.
Những ngành học nào không lo bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế?
Để biết ngành học nào ít bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo nhất, các bạn trẻ và các bậc phụ huynh nên tham khảo một số ngành học dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Những ngành học nào không lo bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế? (Ảnh: TL)
Nhóm ngành Sư phạm
Sư phạm mầm non và giáo dục đặc biệt được xem là ngành học ít bị ảnh hưởng bởi AI nhất. Trong hai ngành học này, việc tương tác trực tiếp và cá nhân giữa giáo viên và học sinh vô cùng quan trọng. Sự nuôi dưỡng, đồng cảm và sự chú ý đến nhu cầu cảm xúc của trẻ là điều AI không thể làm thay được.
Đồng thời, trí tuệ nhân tạo không thể mô phỏng hoàn hảo quá trình trẻ em phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc thông qua việc tương tác với người lớn và bạn bè. Chúng cũng không thể cung cấp đánh giá và phản hồi liên tục dựa trên kết quả học tập và quan sát về hành vi, tương tác của học sinh như con người.
Cho nên, dù AI có thể hỗ trợ trong việc cung cấp tài nguyên giáo dục và tối ưu hóa quá trình học tập, nhưng sẽ không thể thay được vai trò của giáo viên trong việc phát triển toàn diện cho trẻ em.
Hiện ngành sư phạm mầm non và giáo dục đặc biệt đang được nhiều trường đào tạo, thí sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của một số trường như: trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Vinh, trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế), trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Nhóm ngành nghệ thuật
Nhóm ngành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, diễn xuất, nhạc kịch... được đánh giá ít bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo. Bởi mỗi tác phẩm nghệ thuật đều thể thiện nét độc đáo riêng của người nghệ sĩ với cảm xúc và cá tính riêng biệt, điều mà AI khó có thể tái tạo hoàn hảo.
Không những vậy, giá trị của một tác phẩm nghệ thuật thường được đánh giá thông qua ngữ cảnh văn hóa, lịch sử và cá nhân, nơi trí tuệ nhân tạo chưa thể hiểu sâu sắc và toàn diện. Do đó, AI không thể thay thế hoàn toàn vai trò và sự sáng tạo không giới hạn của con người trong lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo.
Thay vào đó, AI chỉ có thể hỗ trợ con người trong việc tạo ra tác phẩm nghệ thuật hoặc phân tích âm nhạc theo mô hình đã học.
Nếu muốn theo đuổi nhóm ngành nghệ thuật, bạn có thể tham khảo thông tin một số trường như: trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam, trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, trường Đại học Hoa Sen, Học viện Âm nhạc Việt Nam, Đại học Sân khấu - Điện ảnh.
Nhóm ngành Triết học
Triết học là ngành học đòi hỏi sự phản biện sâu sắc và người học phải có khả năng hiểu biết bản chất phức tạp của thế giới cũng như đưa ra những phán đoán đạo đức và giá trị không dựa trên dữ liệu hay thuật toán. Nên trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người làm công việc này.
Tuy nhiên, AI vẫn có thể hỗ trợ nghiên cứu triết học bằng cách xử lý thông tin và phân tích dữ liệu, nhưng khả năng tạo ra những suy nghĩ triết học sâu sắc và cá nhân hoá là điều mà AI không thể làm được.
Một số trường đào tạo ngành Triết học hiện nay: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Khoa học (Đại học Huế), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).