Trẻ dễ viêm họng mùa nồm ẩm, cách trị và phòng ngừa

BS. Đặng Xuân Thắng | 05/02/2023, 14:35
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thời tiết bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây nhiều bệnh đến sức khỏe trẻ nhỏ. Viêm họng là bệnh lý thường gặp.

Có thể dùng một số biện pháp cổ truyền để giảm viêm họng cho trẻ trong thời tiết nồm ẩm:

- Chữa viêm họng cho trẻ bằng quất hấp mật ong: Dùng khoảng 10 quả quất chín vừa, rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt, sau đó chưng cách thủy với một chút mật ong. Khi nguội, cho bé uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 2 – 3 thìa cà phê. Lưu ý, tránh dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Chữa viêm họng cho trẻ bằng lá hẹ hấp đường phèn: Dùng lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày. Phương pháp trị viêm họng này an toàn và hiệu quả đối với trẻ dưới 1 tuổi.

- Chữa viêm họng cho trẻ bằng trà gừng: Gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ, đun sôi cùng nước. Dùng phần nước trà gừng còn ấm cho bé uống hàng ngày. Bố mẹ có thể pha thêm mật ong cho dễ uống.

Trời nồm ẩm trẻ dễ viêm họng, cách trị và phòng ngừa - 4

Có thể cho trẻ uống quất hấp với mật ong để giảm viêm họng.

3.3 Các loại thuốc trị viêm họng

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen (paracetamol) hoặc thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Các thuốc này được dùng mỗi 4 đến 6 giờ khi cần thiết nhưng không được dùng quá 5 lần trong 24 giờ.

Lưu ý, acetaminophen không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Ibuprofen có thể dùng mỗi 6 giờ. Ibuprofen không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Aspirin không được khuyến cáo cho trẻ em <18 tuổi do nguy cơ diễn tiến bệnh nặng như Hội chứng Reye.

- Thuốc kháng sinh, như penicillin, amoxicillin. Trẻ bị dị ứng với penicillin sẽ được dùng kháng sinh thay thế. Thuốc kháng sinh thường được dùng ở dạng thuốc viên (đối với trẻ lớn) hoặc dạng lỏng, bột pha hỗn dịch (đối với trẻ nhỏ). Đau họng do nhiễm virus thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Trong thời gian này, phương pháp điều trị giảm đau có thể có ích nhưng sẽ không giúp loại bỏ virus.

Thuốc kháng sinh không giúp cải thiện tình trạng đau họng do virus gây ra và không được khuyến khích. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chọn lựa loại thuốc phù hợp cho trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, lưu ý không dùng lại đơn thuốc đã sử dụng từ lần điều trị trước đó, không tự ý nhỏ các loại thuốc co mạch kéo dài cho trẻ. Dùng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tác động xấu đến chức năng gan thận của trẻ.

- Viên ngậm: Nhiều loại thuốc ngậm cổ họng giảm khô họng hoặc đau họng. Tuy nhiên, không khuyên dùng viên ngậm họng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, vì trẻ có thể bị sặc hoặc nghẹn. Trẻ trên 5 tuổi khi ngậm kẹo ít nguy cơ mắc nghẹn hơn.

- Thuốc xịt chứa thuốc gây tê tại chỗ có thể điều trị đau họng: Tuy nhiên, thuốc xịt không hiệu quả hơn việc ngậm kẹo cứng. Ngoài ra, thành phần gây tê phổ biến là benzocain có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Không khuyến khích dùng thuốc xịt họng cho trẻ em.

Dùng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường, có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ và tác động xấu đến chức năng gan thận của trẻ.

4. Phòng ngừa viêm họng khi trời nồm ẩm thế nào?

Để trẻ tránh mắc viêm họng trong thời tiết nồm ẩm, cần lưu ý:

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ, khô thoáng.

- Loại bỏ những đồ dùng bị ẩm mốc.

- Đóng cửa phòng và bật máy hút ẩm hoặc điều hòa chế độ khô. Không nên bật quạt vì sẽ khiến không khí trong nhà ẩm ướt hơn.

- Giữ quần áo, chăn ga, gối, rèm khô, sạch sẽ.

- Khi đun nấu, tắm rửa… nên bật quạt thông gió.

5. Lời khuyên của bác sĩ

- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm suy giảm chức năng gan thận của trẻ.

- Vệ sinh họng, miệng cho trẻ sạch sẽ, nhắc nhở trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày, sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

- Nhắc nhở trẻ tránh những thói quen xấu như cho tay lên miệng hoặc thường xuyên ngoáy mũi.

- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0. 9%, cần làm đúng cách.

- Giữ vệ sinh không gian sống và nơi vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ.

- Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt đối với những trẻ đã bị tái nhiễm bệnh nhiều lần.

- Dù bất cứ mùa nào cũng nên lau khô trước khi mặc quần áo cho trẻ.

- Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với những trường hợp bị bệnh.

Theo BS. Đặng Xuân Thắng (Đại học Y dược - Đại học Duy Tân Đà Nẵng) (
https://suckhoedoisong.vn/troi-nom-am-tre-de-viem-hong-cach-tri-va-phong-ngua-169230205102623482.htm
Copy Link
https://suckhoedoisong.vn/troi-nom-am-tre-de-viem-hong-cach-tri-va-phong-ngua-169230205102623482.htm
Bài liên quan
Biến thể Omicron tự nhân bản nhanh hơn 70 lần trong đường hô hấp
Bản tóm tắt một số nghiên cứu về virus SARS-COV-2 cho thấy tốc độ lây truyền của biến thể Omicron tự nhân bản nhanh hơn 70 lần trong đường hô hấp.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ dễ viêm họng mùa nồm ẩm, cách trị và phòng ngừa