Tự sản xuất được 80%, vì sao thị trường trong nước vẫn khát xăng dầu

Thanh Thương | 09/11/2022, 09:39
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tự chủ được khoảng 80% nguồn cung xăng dầu trong nước nhưng tình trạng người dân gặp khó khăn khi mua nhiên liệu liên tục tái diễn từ đầu năm đến nay, đỉnh điểm là 2 tháng qua.

Bộ trưởng Công Thương cũng từng chỉ ra doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối hay đại lý khi kinh doanh lĩnh vực này đều được ngân hàng mở một hạn mức để vay. "Hạn mức này quy định từ trước khi giá xăng dầu trước chỉ 50-60 USD/thùng, nhưng giá hiện giờ tăng 2 lần, nhưng hạn mức tín dụng có hạn nên những doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, không làm ngoài ngành cũng không có tiền để nhập hàng", ông nói.

Bên cạnh vấn đề nguồn vốn, nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu không muốn tiếp tục kinh doanh là chiết khấu thấp kéo dài nhiều tháng qua. Bởi thực tế hiện nay các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu có lãi nhờ chiết khấu - khoản thỏa thuận, giảm giá của đơn vị bán buôn xăng dầu cho doanh nghiệp bán lẻ.

Nhiều chủ cây xăng cho biết chỉ khi mức chiết khấu khoảng 700-800 đồng/lít thì họ mới có thể có lãi. Bởi cửa hàng bán lẻ phải gánh thêm chi phí vận chuyển, nhân công, hao hụt, thuê mặt bằng giá cao...

khat xang dau anh 5
Người dân TP.HCM ùn ùn đi đổ xăng ngày 11/10. Ảnh: Quỳnh Danh.

Quy định, chính sách điều hành xăng dầu "có vấn đề"

Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, việc thị trường xăng dầu bất ổn trong thời gian qua còn xuất phát từ việc điều hành của cơ quan quản lý "có vấn đề", thiếu minh bạch từ cơ chế điều hành giá bán lẻ, sử dụng quỹ bình ổn giá, điều chỉnh chi phí kinh doanh, quản lý chuỗi hệ thống phân phối xăng dầu từ đầu mối đến đại lý bán lẻ...

Chưa kể, trong vấn đề điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chưa có sự thống nhất và phối hợp. Đơn cử, ngay đầu tháng 10, Bộ Công Thương cho biết đã 4 lần đề xuất cơ quan này điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu, nhưng chưa được Bộ Tài chính đồng thuận. Điều này khiến chiết khấu giảm về 0, cửa hàng bán lẻ bị thua lỗ...

"Cơ quan điều hành chốt giá bán ra nhưng lại 'thả nổi' hợp đồng giữa các doanh nghiệp trung gian như đầu mối, phân phối, đại lý, tổng đại lý... thì sẽ có vấn đề", TS Nguyễn Quốc Việt - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định thêm.

Sự phối hợp quản lý giữa Bộ Công Thương - quản lý về nguồn cung, xuất nhập khẩu xăng dầu và Bộ Tài chính - quản lý giá, chi phí… còn chưa tốt.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách).

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm cho rằng giao xăng dầu về Bộ Công thương quản lý là hợp lý, sẽ giúp giảm tải đầu mối. Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách) khẳng định nguồn cung xăng dầu đứt gãy là do cơ chế quản lý.

"Chiết khấu xuống quá thấp, chi phí kinh doanh không được điều chỉnh kịp thời khiến doanh nghiệp bị thua lỗ, đương nhiên họ dừng lại. Nhưng vấn đề ở đây là sự phối hợp quản lý giữa Bộ Công Thương - quản lý về nguồn cung, xuất nhập khẩu xăng dầu và Bộ Tài chính - quản lý giá, chi phí… còn chưa tốt", vị đại biểu đánh giá.

Tại phiên thảo luận Quốc hội chiều 28/10, nói về lĩnh vực điều hành xăng dầu, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết Bộ sẽ đề nghị Chính phủ giao toàn diện phần xăng dầu về Bộ Công Thương, kể cả việc quyết định về giá và chi phí định mức để đảm bảo nguồn cung chủ động.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/tu-san-xuat-duoc-80-vi-sao-thi-truong-trong-nuoc-van-khat-xang-dau-post1373159.html
Copy Link
https://zingnews.vn/tu-san-xuat-duoc-80-vi-sao-thi-truong-trong-nuoc-van-khat-xang-dau-post1373159.html
Bài liên quan
Hình ảnh phiên tòa xét xử vụ buôn lậu xăng dầu lớn nhất Đồng Nai
Sáng 25-10, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ buôn lậu xăng dầu liên tỉnh (giai đoạn 1 chuyên án 920G) tại hội trường chính của Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tự sản xuất được 80%, vì sao thị trường trong nước vẫn khát xăng dầu